Cột mốc phát triển của trẻ 6 tháng tuổi: Tuần 1
Bé phát triển như thế nào?
Lúc này, bé sẽ hiếu động hơn, vì thế mẹ nên chọn cho bé quần áo thoải mái. Chất liệu vải mềm sẽ giúp bé thoải mái hơn khi vận động. Thế nên, hãy cho bé mặc quần áo có chất liệu co giãn tốt, thoáng mát nhất có thể.
Trẻ 6 tháng tuổi ( Ảnh minh họa) |
Mẹ hãy hạn chế chọn cho bé quần áo có chất liệu vải thô, có lông dễ gây ngứa. Ngoài ra, mẹ cũng đừng chọn quần áo có nhiều nút và thắt nơ vì có thể gây ngạt thở. Quan trọng hơn hết là mẹ hãy chọn quần áo theo cách vận động của trẻ.
Chọn quần áo theo cách trẻ vận động |
Cuộc sống của mẹ: Hãy ăn uống đầy đủ
Chăm sóc bé có thể làm mẹ rất mệt mỏi. Ăn nhiều thực phẩm chứa quá nhiều calories sẽ khiến mẹ dễ buồn ngủ. Vì thế, hãy ăn bữa chính, sau đó bổ sung bằng các món thức ăn nhẹ bổ dưỡng. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho mẹ:
- Đừng bỏ bữa sáng: Hãy ăn sáng cho dù mẹ đang vội đi chăng nữa, vì cơ thể mẹ cần được tiếp năng lượng sau một đêm dài, đặc biệt là một đêm mất ngủ. Hãy bổ sung protein bằng trứng, carbohydrate và sắt với bột yên mạch, nho khô và quả óc chó. Những thực phẩm này sẽ cung cấp năng lượng cho cả một buổi sáng của mẹ.
Đừng quên bữa sáng - Tham khảo tháp dinh dưỡng: Hằng ngày, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên ăn ½ chén rau và ½ - 2 chén trái cây mỗi ngày. Mẹ hãy cắt sẵn rau và trữ trong tủ lạnh để ăn ngay khi muốn. Ngoài ra, hãy ăn kèm rau tươi trong các bữa ăn chính, chẳng hạn mẹ nên hầm rau củ với thịt. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể ăn trái cây sấy khô, đông lạnh hoặc đóng hộp, vừa tiện lợi lại vừa tốt cho sức khỏe. Một ly sinh tố trái cây thơm ngon cũng làm lựa chọn tuyệt hảo cho mẹ đấy!
Tham khảo tháp dinh dưỡng - Lựa chọn đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe:Khoai tay chiên và kẹo có thể chứa rất nhiều năng lượng, 2 loại thức ăn vặt này có thể khiến mẹ có cảm giác nặng nề, chậm chạp hơn sau khi ăn. Vì vậy, hãy thay thế những món ăn vặt chứa nhiều calories bằng đồ ăn vặt có nhiều dưỡng chất như hạnh nhân, đậu phộng, sữa chua,…Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tự làm trái cây, nho khô, hạt dưa hoặc chocolate để ăn vặt.
Đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe - Nạp lượng carbohydrate phù hợp:Carbohydrate có thể cung cấp năng lượng tốt hơn nếu mẹ có khẩu phần ăn phù hợp và lành mạnh. Mẹ có thể chọn ăn bánh mì, bột ngũ cốc, lúa mì, bánh mì hay bánh quy.
- Uống đúng và đủ nước: Hãy giữ cho cơ thể luôn tươi trẻ bằng cách uống nhiều nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng nước ép trái cây, soda, cà phê và thức uống năng lượng khác. Mẹ cũng nên lưu ý đến lượng đường của các loại thức uống và hạn chế các thức uống chứa caffeine vì có thể gây mất nước mẹ nhé.
Uống đủ nước là điều rất cần thiết
3 câu hỏi về vấn đề: Bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn là gì?
Hen suyễn là bệnh mãn tính, nghiêm trọng và rất thường gặp ở trẻ, là tình trạng viêm và hẹp đường thở gây khó thở. (Hen suyễn cũng được nhắc đến đối với các bé bị khò khè lâu ngày và không rõ nguyên nhân). Các chứng dị ứng như dị ứng phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng và không khí ô nhiễm (bao gồm khói thuốc và mùi sơn tường); bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus; và đôi khi tập luyện thể thao hít thở không khí cũng có thể gây là bệnh hen suyễn. Mặc dù bệnh hen suyễn là bệnh mãn tính và nghiêm trọng, thế nhưng nếu được chăm sóc cẩn thận các bé vẫn sống và sinh hoạt bình thường. Mức độ nghiêm trọng sẽ giảm dần khi bé ngày một lớn hơn và đường hô hấp được mở rộng.
Dấu hiệu của bệnh hen suyễn là gì?
Nếu mẹ thấy bé bị ho nhiều (đặc biệt vào buổi tối) hoặc bé rất dễ bị dị ứng, eczema hoặc bố mẹ có tiền sử bị hen suyễn thì rất có thể bé đã bị hen suyễn. Những dấu hiện cho thấy bé đã bị hen suyễn: thở nhanh, ho dai dẵng, khò khè, bé khó thở và thường thở bằng miệng, mệt mỏi và da tái xanh.
Nếu mẹ nghĩ bé đang lên cơn suyễn và khó thở, đặc biệt là khi bé thở rất gấp ở cổ và xương sườn thì mẹ hãy gọi cấp cứu ngay. Mẹ cũng phải gọi cấp cứu ngay khi thấy môi và ngón tay bé tái xanh hoặc bé bị hôn mê.
Mặc dù chứng khò khè ở các bé thường là nguyên nhân của bệnh cảm cúm. Tuy nhiên, ho kéo dài vào ban đêm cũng có thể là nguyên nhân của bệnh suyễn. Hãy đưa bé đi khám khi thấy bé bị khó ngủ vì khò khè hoặc khó thở.
Tôi nên làm gì nếu thấy con bị suyễn?
Nếu bé được chuẩn đoán hen suyễn, bác sỹ sẽ cho nhiều lời khuyên để mẹ chăm sóc bé. Mẹ hãy cùng bác sỹ tìm ra nguyên nhân có thể khiến bé lên cơn suyễn, chẳng hạn như bệnh đường hô hấp, dị ứng hoặc khói thuốc. Mẹ cũng nên trang bị bình xịt mũi cho bé và hãy nâng đầu và cổ bé lên 30ᵒ khi bé ngủ. Kiểm tra những thứ có thể gây dị ứng cho bé và loại nó ra khỏi môi trường xung quanh bé. Hãy loại bỏ thảm lông, rèm cửa, thú nhồi bông ra khỏi phòng ngủ của bé để giảm bụi. Nếu mẹ có thuê bảo mẫu chăm bé thì hãy hướng dẫn cách chăm sóc bé và cách xử lý khi bé lên cơn suyễn. Các biện pháp điều trị thông thường là xịt mũi giãn phế quãn và đường hô hấp, thuốc kháng viêm khí quản, kháng sinh chống nhiễm trùng, kháng sinh trị dị ứng.
Lưu ý: Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.
No Comment to " Cột mốc phát triển của trẻ 6 tháng tuổi: Tuần 1 "