đồ dùng đồ chơi sáng tạo
ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI TỰ LÀM CẤP MẦM NON
: CƠ THỂ DIỆU KỲ CỦA BÉ
Nhóm tác giả: Lê Thị Thu, Nguyễn Thị Thảo, Hà Thị Luyên, Trần Lệ Quỳnh, Đặng Thị Thái Hà.
Đơn vị: Trường Mầm non Thanh Hưng
Tên đồ dùng: Cơ thể diệu kỳ của bé
Dạy hoạt động: Khám phá khoa học (các bộ phận trên cơ thể bé), hoạt động góc, hoạt động chiều, dạy kỹ năng sống cho trẻ.
1. Cấu tạo
Gồm 5 phần: Bảng phooc 2 mặt (Mặt 1: Hình cơ thể bé có gắn bóng đèn; Mặt 2: Hình cơ thể bé còn thiếu một số bộ phận, giác quan, một số bộ phận giác quan rời có gắn nhám dính); chân đứng, 4 bánh xe để di chuyển dễ dàng; hệ thống đèn nháy.
2. Vật liệu
Tấm phooc, đề can, bộ đèn nháy, sốp màu, nhám dính, keo, pin.
3. Quy trình làm đồ dùng “Cơ thể diệu kỳ của bé”
- Cắt 2 miếng phooc thành hình chữ nhật dài 120 cm rộng 80 cm ốp hai mặt sau vào nhau, hệ thống điện đặt giữa hai mặt phooc đảm bảo an toàn, sau đó làm khung có giá đỡ.
- Lấy đề can cắt dán hình cơ thể bé dán vào một mặt của giá và làm hệ
thống đèn nháy vào của các bộ phận của cơ thể như mắt, mũi, mồm, tai, tay, chân, được tách rời bằng các công tắc khác nhau.
- Mặt sau của giá đỡ cắt dán hình cơ thể bé nhưng còn thiếu một số bộ phận, giác quan của cơ thể, dùng sốp màu cắt một số bộ phận giác quan rời để sử dụng lắp ghép tương ứng khi cần thiết.
4. Ứng dụng, các bước tiến hành
Đồ dùng dùng để dạy hoạt động: Khám phá khoa học: Các bộ phận trên cơ thể bé, chủ đề bản thân.
Đối tượng: Mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn đều có thể sử dụng.
Đồ dùng sử dụng được 2 mặt, một mặt dùng để học khám phá, một dùng để cho trẻ trải nghiệm.
Khi dạy bài: Khám phá các bộ phận trên cơ thể, cô hỏi trẻ về các bộ phận trên cơ thể, trẻ trả lời thì cô bật đèn sáng ở bộ phận và giác quan đó cho trẻ xem. Sau đó cho trẻ gọi tên và tự bật công tắc đèn sáng ở bộ phận, giác quan nào trẻ cho là đúng.
Cho trẻ trải nghiệm lấy hình ảnh rời và dán các bộ phận giác quan còn thiếu.
Đồ dùng được lắp 4 bánh xe thuận lợi di chuyển đến các vị trí khác nhau./.
Biên tập và giới thiệu: Phòng Giáo dục mầm non
Social Links: