Đồ chơi ai thông minh hơn
ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI TỰ LÀM CẤP MẦM NON- SỐ 19
ĐCTL - 19: AI THÔNG MINH HƠN
Tên đồ chơi : “Ai thông minh hơn”
Dạy ở hoạt động: Trò chơi mới: “Ai nhanh hơn”, “Tìm đường về nhà cho các con vật”, “ Nhận biết các nhóm thực phẩm, “ Nhận biết các các nhóm chữ cái”,“ Nhận biết các chữ số trong phạm vi 10”, “ Nhận biết các hình”, “ Nhận biết các phương tiện giao thông”.
1. Cấu tạo
Bảng 1: Đồ chơi “Ai thông minh hơn”
Gồm 7 phần: Bàn chơi (1) kích thước 80x80 cm, ở giữa bàn chơi là “đích” (2) có đường kính là 16cm, các cổng ngôi nhà (3) và đường chạy (4) ở hai bên ô bàn chơi. Chiều cao của cổng là 10 cm, chiều rộng cổng là 8 cm, chiều cao mái là 3,5 cm, các ô cửa có gắn các quân lô tô (5) về các nhóm thực phẩm, phương tiện giao thông, các chữ cái, chữ số, các hình... Các đường chơi có gắn mảng màu ngăn cách, đường chơi thứ nhất có chiều dài 85 cm, đường chơi thứ 2 có chiều dài 65cm, đường chơi thứ 3 có chiều dài 42 cm, các đường chơi cách nhau 8cm, 12 quân xúc xắc (6) và 2 viên bi (7).
Ai thông minh hơn
Bảng 2: Trò chơi "Tìm đường về nhà cho các con vật"
Sản phẩm gồm một mặt phẳng làm mô hình, có các rãnh là các đường đi dích dắc, trê
n rãnh có các chướng ngại vật, có các con vật, ngôi nhà.
Quy trình làm đồ chơi “Ai thông minh hơn”
2. Vật liệu: Gỗ, khung nhôm, sốp mầu, giấy mầu, keo dán, kéo, lô tô 1 số hình ảnh về 4 nhóm thực phẩm, phương tiện giao thông, các thẻ số, chữ cái, các hình, các chấm tròn, 2 viên bi, giấy đề can, hình các con vật nhỏ (thỏ, cá, vịt, gà, chó…)
3. Quy trình làm đồ chơi “Ai thông minh hơn”
Bảng 1: Dùng kìm, kéo cắt, uốn khung nhôm và gắn, nối tạo thành ô bàn chơi, nền ô bàn chơi được trang trí bằng mầu sắc hài hoà. Dùng kéo cắt sốp màu tạo thành những ngôi nhà có cửa ra vào. Trên mỗi ngôi nhà được trang trí bằng lô tô 1 nhóm thực phẩm giầu chất dinh dưỡng như chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và chất khoáng.
Bảng 2 : Vẽ những đường dích dắc đến hình ngôi nhà ở chính giữa, dùng những mảng phoóc, mê ca ghép trên mặt phẳng, để cách tạo thành những đường đi dích dắc như đã vẽ để trẻ di chuyển các con vật, khi lắp ghép các mảng nhựa tạo thành những đường dích dắc để trẻ tự tìm và khám phá các con đường giúp cho các con vật về nhanh và đúng nhà của mình.
4. Ứng dụng, cách vận hành
4.1 Hoạt động chơi
- Dạy vào bài: Trò chơi mới: “Ai nhanh hơn”.
- Trò chơi mới: “Tìm đường về nhà cho các con vật”
- Hoạt động góc: Ôn luyện kiến thức (mẫu giáo lớn, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo bé).
4.2 Hoạt động học
- Hoạt động khám phá khoa học: Trò chơi củng cố “ Nhận biết các nhóm thực phẩm”
- Trò chơi củng cố “ Nhận biết các phương tiện giao thông”
- Làm quen với toán: Trò chơi củng cố “ Nhận biết các chữ số trong phạm vi 10”, “ Nhận biết các hình”.
- LQCC: Trò chơi củng cố “ Nhận biết các các nhóm chữ cái”.
4.3 Cách vận hành
- Bảng 1: Trẻ thi đua chơi, sử dụng bi lăn trên đường chạy của mình, trả lời đúng câu hỏi sẽ vượt qua được chướng ngại vật (các ngôi nhà) và được đi tiếp. Ai trả lời đúng nhiều câu hỏi, về đích trước là người thắng cuộc.
- Bảng 2: Trẻ thi đua chơi, sử dụng xúc xắc các con vật, lựa chọn đường đi trên rãnh và tìm về nhà của mình bằng con đường ngắn nhất, không có chướng ngại vật để các con vật đi về nhà nhanh mà không mất nhiều thời gian. Ai về đích trước là người thắng cuộc. Ai đi vào đường có chướng ngại vật thì phải ra 1 lần chơi./.
Nhóm tác giả: Phạm Thị Mùi, Đặng Thị Lan, Phạm Vân Anh
Biên tập và giới thiệu: Phòng Giáo dục mầm non
Social Links: