Trẻ mẫu giáo biết 'đánh bóng' tên tuổi
Trẻ 5 tuổi sẽ tỏ ra hào phóng hơn nếu chúng biết ai đó đang theo dõi hành động của chúng.
LiveScience cho biết, nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí PLoS One hôm 30/10 cho thấy ngay cả học sinh mẫu giáo cũng đã học cách thể hiện bản thân trong xã hội và thực hiện những việc nhằm "đánh bóng" tên tuổi chúng.
Các nhà nhà nghiên cứu của Đại học Yale tại Mỹ, đưa các miếng dán sticker, một loại phiếu bé ngoan có hình thù sinh động mà trẻ em rất yêu thích, cho những đứa trẻ 5 tuổi và yêu cầu chúng chia sẻ 1 đến 4 miếng dán với một đứa trẻ khác cùng tuổi trong số đó. Các nhà khoa học để một số trẻ nhìn thấy bạn, trong khi một số khác không thấy.
Kết quả cho thấy, trẻ tỏ ra "ki bo" hơn khi chúng không nhìn thấy bạn. Chúng chỉ dễ dãi khi nhìn thấy các bạn trong nhóm hoặc khi người khác để các sticker vào trong chiếc hộp trong suốt mà ai cũng thấy. Khi đó chúng có thể chia sẻ tối đa 4 sticker.
Kristin Lyn Leimgruber, trưởng nhóm nghiên cứu,nhận định rằng, cũng giống như người lớn, trẻ em tỏ ra tích cực tặng đồ chơi khi chúng biết nhiều người đang quan sát chúng.
"Với cả trẻ em và người lớn, việc nhiều người biết hành động của họ là động lực để họ tiếp tục cư xử theo chiều hướng tích cực", Leimgruber nói.
Theo VnExpress
Trẻ thường xuyên ăn thức ăn nhanh lớn lên không thông minh bằng trẻ ăn thức ăn mới nấu, theo một nghiên cứu mới ở Anh. Chỉ số thông minh (IQ) chịu ảnh hưởng lâu dài của chế độ ăn uống và đây là lần đầu tiên một loại thực phẩm bị chỉ đích danh là thủ phạm.
Cuộc nghiên cứu do tiến sĩ Sophie von Stumm, Khoa tâm lý Trường đại học Goldsmith, thuộc Đại học London (Anh), thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu tác động của thức ăn chủ yếu hằng ngày của trẻ con lên khả năng nhận thức và phát triển cơ thể.
Bà von Stumm đã khảo sát chế độ ăn uống của 4.000 trẻ Scotland từ 3 đến 5 tuổi, so sánh nhóm ăn thức ăn nhanh và nhóm ăn thức ăn mới nấu và đo chỉ số IQ 5 năm sau.
Kết quả cho thấy trẻ em thường xuyên được ăn thức ăn tươi nóng lớn lên có chỉ số IQ cao hơn trẻ thường xuyên ăn thức ăn nhanh. Nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết trẻ em có IQ cao là nhờ cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu, có vị trí xã hội-kinh tế cao, có thời gian nấu nướng cho con ăn.
Ngược lại nhóm ăn thức nhanh có IQ thấp đều là con của những người có vị trí xã hội-kinh tế thấp, không có thời gian và khả năng nấu ăn cho con các món ăn tươi nóng.
Như vậy, ngoài phát hiện về dinh dưỡng, nghiên cứu này còn nêu bật một vấn đề xã hội sâu sắc ở Scotland: sự khác biệt về dinh dưỡng giữa con nhà giàu và con nhà nghèo.
Bà von Stumm cho biết thêm: "Ai cũng biết loại thức ăn mà chúng ta dùng hằng ngày ảnh hưởng đến phát triển của não nhưng các nghiên cứu trước đây chỉ nhắm vào ảnh hưởng của trọng lượng các nhóm thức ăn thay vì loại thức ăn. Nghiên cứu của tôi cung cấp chứng cứ rõ ràng nhằm ủng hộ các chiến dịch khuyến khích trẻ em ở Anh giảm bớt thức ăn nhanh".
Trước nghiên cứu của bà von Stumm, tại Úc cũng có một nghiên cứu của trường đại học Adelaide công bố hồi tháng 8 vừa qua, theo đó trẻ em ăn uống lành mạnh có thể tăng trí thông minh, còn trẻ mới biết đi thường xuyên uống nước và thực phẩm ngọt sẽ kém thông minh hơn khi lớn lên. Lúc 8 tuổi, trẻ nuôi bằng thức ăn nhanh có IQ thấp hơn 2 điểm so với trẻ ăn uống lành mạnh cùng lứa.
Một nghiên cứu khác ở Mỹ đăng trên chuyên san Journal of Epidemiology & Community Health cho thấy trẻ em thường ăn bánh pizza và bánh quy trước 3 tuổi khi được 5 tuổi có IQ thấp hơn 5 điểm so với trẻ ăn thức ăn nấu tại nhà kèm rau quả tươi.
Theo PN
No Comment to " Trẻ mẫu giáo biết 'đánh bóng' tên tuổi "