Trung Quốc: Trẻ sơ sinh phải đeo vòng chống bắt cóc
Nhiều bệnh viện tại Nam Kinh, Trung Quốc đang phải sử dụng vòng đeo tay an ninh cho trẻ sơ sinh để ngăn chặn những bà bầu giả hoặc bác sỹ giả chuyên bắt cóc trẻ em.
Bà Chu Zhiping, nữ quản lý phòng thai sản của bệnh viện số 2 , nơi liên kết với Đại học Y khoa Nam Kinh cho biết, chiếc vòng tay an ninh sẽ phát âm thanh báo động nếu một trẻ sơ sinh được đưa ra khỏi khu vực chăm sóc của bệnh viện.
"Cảnh báo cũng sẽ được hiển thị trên máy tính của y tá để, ngay lập tức họ có thể biết được bé nào đang bị bế đi và bảo vệ bệnh viện cùng y tá sẽ có mặt kịp thời để mang trẻ trở về với cha mẹ", bà Chu nói.
Một bé trai được đeo vòng bảo vệ ở chân tại bệnh viện số 2, Nam Kinh, Trung Quố
c
Cô cho biết thêm chiếc vòng đeo tay an ninh chứa tất cả các thông tin của em bé, bao gồm tình trạng sức khỏe, cân nặng, nhịp tim, tên của người mẹ và số giường trong bệnh viện, chỉ có các bác sỹ, y tá trong bệnh viện mới có thể gỡ bỏ chiếc vòng này.
Chiếc vòng đeo tay sẽ âm thanh báo động nếu những người khác cố gắng tháo gỡ hoặc cắt nó đi, và nó rất an toàn cho em bé khi đeo chiếc vòng tay này bởi vì bức xạ mà nó tạo ra là rất thấp.
Bệnh viện số 2 đã sử dụng chiếc vòng tay an ninh từ năm 2008. Các bệnh viện khác trong thành phố cũng bắt đầu sử dụng chúng hoặc thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để bảo vệ em bé khỏi vấn nạn bắt cóc đang hoành hành.
Bệnh viện Gulou có nhân viên bảo vệ suốt ngày đêm. Chỉ có hai khách được vào khu hậu sinh tại khoảng thời gian được phép trong giờ thăm nom. Trẻ chỉ được phép đưa ra khỏi bệnh viện khi có giấy xuất viện của lãnh đạo bệnh viện.
Bà Hy, trưởng khoa thai sản của bệnh viện này cho biết: "Các bác sỹ, y tá phải đeo biển đặc biệt ở phía trước ngực của họ nếu họ muốn mang trẻ sơ sinh sang khu vực điều trị khác. Ngay cả trưởng khoa như tôi cũng không phải là ngoại lệ."
Bệnh viện sản khoa và chăm sóc sức khoẻ trẻ em Nam Kinh tổ chức nhiều khóa học giúp các bậc cha mẹ biết cách kiểm tra, nhận dạng chính xác các bác sỹ, y tá. Ngoài ra, hơn 500 camera giám sát đã được cài đặt tại nhiều bệnh viện tại tỉnh Nam Kinh.
Các bệnh viện và gia đình ở Trung Quốc đã được báo động cao sau khi các phương tiện truyền thông lặp đi lặp lại nhiều vụ việc trẻ sơ sinh bắt cóc, mà hầu hết những đứa trẻ xấu số bị bán cho đường dây buôn nội tạng hoặc buôn người.
Trong tháng 10/2012, một cậu bé 3 ngày tuổi đã bị đánh cắp bởi một người phụ nữ giả dạng y tá ở tỉnh An Huy. Cùng tháng 11/2011, một cô gái 6 ngày tuổi bị bắt cóc tại một bệnh viện ở Hưng Hóa, Giang Tô. Và một cậu bé 1 ngày tuổi đã biến mất tỉnh Quảng Đông khi còn nằm trong lồng ấp.
Anh Zhang Lei, người vừa được lên chức cha khi vợ sinh nở tại bệnh viện Gulou tháng 9 vừa qua cho biết: "Mặc dù các biện pháp an ninh có vẻ khá phức tạp và rườm rà nhưng chúng rất cần thiết cho mọi gia đình. Khi trẻ sơ sinh bị đánh cắp hay tráo đổi do nhầm lẫn của bệnh viện, lúc đó chúng ta mới tá hoảng thì đã quá muộn."
Chia sẻ gánh nặng với phụ huynh, trường học “kìm” giá
Thay vì bị "áp đặt" như trước, năm nay nhiều khoản thu ở trường học tại TPHCM dựa trên nguyên tắc thỏa thuận. Có những trường "tận thu" thì cũng không ít nơi chọn mức thu thấp trong khung thỏa thuận để cùng chia sẻ gánh nặng với phụ huynh.
Năm học này, Trường Tiểu học Kim Đồng (Q.Gò Vấp. TPHCM) thu tiền ăn đối với học sinh (HS) bán trú là 22.000 đồng, mức thấp nhất trong khung cho phép của quận (trong mức 22 - 25.000 đồng). Không chỉ tiền ăn, với tiền vệ sinh, trường cũng chỉ thu 15.000 đồng/tháng trong khung được phép là 20.000 đồng.
Bà Phan Thúy Trang - Hiệu trưởng nhà trường cho hay, nhờ năm nay được thỏa thuận một số khoản thu nên trường không bị áp lực trong công tác bán trú như các năm học trước. Ngoài khoản thu cơ sở vật chất bán trú và phục vụ bán trú theo khung để đảm bảo chất lượng bán trú và nâng cao đời sống nhân viên phục vụ, các khoản khác trường đều cố gắng chọn mức thu thấp nhất có thể.
Nhiều trường học cố "kìm" trong mức thu thấp nhất có thể.
"Với mức thu mới, trường đã bớt rất nhiều gánh nặng, không phải "ngửa tay" xin phụ huynh như mọi năm là điều rất may mắn. Một số khoản khác tuy thu thấp hơn khung nhưng nếu mình có kế hoạch chi phù hợp vẫn đảm bảo chất lượng phục vụ các em", bà Trang cho hay.
Ngoài các khoản thu theo quy định, đến nay Trường Kim Đồng không thu bất kỳ một khoản nào khác từ phụ huynh (PH). Các khoản tiền khuyến học, tang gia hiếu hỉ do PH đóng trường cũng đang chờ ý kiến từ phòng.
"Nếu PH muốn xây dựng, hỗ trợ các công trình, cơ sở vật chất ở trường học thì xin phép phòng. Trường thấy hợp lý sẽ cho phép thực hiện chứ không can thiệp, trường chỉ nhận công trình bàn giao và vào sổ sách. Còn trường làm rất mang tiếng, PH không hài lòng mà lãnh đạo nhà trường cũng không có thời gian", bà Trang thẳng thắn.
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó phòng GD-ĐT Q.3, phụ trách bậc học mầm non cho hay, không ít trường mầm non trên địa bàn đưa ra mức thu thấp hơn khung cho phép. Cụ thể như tiền ăn vệ sinh, quận cho phép thu không quá 20.000 đồng/tháng thì nhiều trường chỉ thu 15.000 đồng/tháng.
Với tiền ăn bán trú khung quy định là 25.000 đồng/ngày, trong khi năm trước có trường ở quận đã thu 28.000 đồng. "Có trường chấp nhận mức thu tiền ăn thấp hơn năm ngoái. Nhưng cũng có trường vì trước đây đã được PH đồng ý mức thu vậy rồi, không muốn hạ tiền ăn thì viết văn bản xin thu theo mức của của mình.
Bà Nguyệt cũng khẳng định, nhiều khoản thỏa thuận như năm nay rất phù hợp, đảm bảo cho công tác chăm dạy trẻ của trường. Một số trường tùy điều kiện của PH chọn mức thu dưới khung cũng không quá khó khăn như mọi năm.
"Trước đây các khoản thu theo quy định quá thấp thì các trường phải xin thêm PH mà chắc gì PH đã cho. Hoặc cho rồi đi kiện các trường rất cực. Năm nay với khoản thu thỏa thuận rất cụ thể, các trường mà còn xin thêm này nọ thì không ổn", bà Nguyệt cho hay.
Thu thấp hơn năm ngoái
Tại Q.8, nhiều khoản thu áp dụng ở trường học trong năm học này làm nhiều người ngỡ ngàng vì thấp hơn cả năm ngoái. Bà Phạm Thị Ánh Tuyết, Phó phòng GD-ĐT Q.8 cho hay năm ngoái, các trường đã thu 23 - 25.000 đồng tiền ăn cho bữa trưa và bữa xế thì năm nay mức thu mới của quận đưa ra không tăng mà còn giảm với khung 20 - 25.000 đồng. Tiền ăn sáng 7.000 - 9.000 đồng chỉ du di lên 7.000 - 10.000 đồng/bữa.
Đại diện nhiều trường cho biết, với mức thu thấp hơn năm ngoái quả thật sẽ có nhiều khó khăn, cần kiểm soát việc chi tiêu hợp lý, tránh lãng phí mức thấp nhất có thể. Nhưng với địa bàn còn nhiều khó khăn như Q.8 thì quyết định thu chi này như bớt rất nhiều gánh nặng để PH khi cho con đến trường. Theo bà Tuyết, các trường công có thể thực hiện được chỉ e ngại đưa ra mức thu này đến các trường tư rất khó làm việc và khó kiểm soát. Vì hầu hết các trường tư thục ở bậc mầm non không thu cụ thể tiền ăn theo bữa mà thu gom tổng học phí cả tháng.
Tuy vào năm học đã hơn hai tháng, các trường ở Q.2 vẫn đang phải tạm thu vì chưa có văn bản thu chi do quận vẫn đang tiếp tục lấy ý kiến từ PH để đưa ra mức thỏa thuận phù hợp nhất. Phòng GD quận đang đề xuất mức thu rất dễ thở như tiền vệ sinh không quá 15.000 đồng, tiền ăn bán trú không quá 25.000 đồng, tiền nước 10.000 đồng, tiền phục vụ bán trú không quá 100.000 đồng (đối với bậc THCS là 80.000 đồng), tiền học phẩm ở mẫu giáo 100.000 đồng và với lớp trẻ là 50.000 đồng.
Nếu mức thu này được thông qua thì đây là điều rất đáng mừng. Dù được "đeo mác" thỏa thuận nhưng không vì thế mà nhiều nơi tranh thủ "tận thu", vẫn cố gắng đưa ra mức thu phù hợp, còn PH bớt được phần nào áp lực.
Trong tình hình lạm thu gây bức xúc như hiện như hiện nay, nhiều nơi chọn mức thu thấp góp phần giảm gánh nặng cho PH là một điều rất đáng ghi nhận. Nhưng với nhiều PH thu cao - thấp chỉ là mới là hình thức không phải là vấn đề họ quá chú trọng, điều họ quan tâm nhất là đồng tiền đóng góp được sử dụng đúng mục đích và sao cho đảm bảo chất lượng nuôi dạy trẻ ở trường học. Như Phó hiệu trưởng một trường THCS ở Q. Thủ Đức bày tỏ: "PH không ngại đầu tư cho con em mình học, không ít PH sẵn sàng đóng góp cả chục triệu. Họ chỉ lo ngại là đồng tiền mình đóng có được dùng đúng để phục vụ cho em ăn học không hay lại rơi vãi vào túi một số người?".
Theo Dân TRí
Bà Chu Zhiping, nữ quản lý phòng thai sản của bệnh viện số 2 , nơi liên kết với Đại học Y khoa Nam Kinh cho biết, chiếc vòng tay an ninh sẽ phát âm thanh báo động nếu một trẻ sơ sinh được đưa ra khỏi khu vực chăm sóc của bệnh viện.
"Cảnh báo cũng sẽ được hiển thị trên máy tính của y tá để, ngay lập tức họ có thể biết được bé nào đang bị bế đi và bảo vệ bệnh viện cùng y tá sẽ có mặt kịp thời để mang trẻ trở về với cha mẹ", bà Chu nói.
Một bé trai được đeo vòng bảo vệ ở chân tại bệnh viện số 2, Nam Kinh, Trung Quố
c
Cô cho biết thêm chiếc vòng đeo tay an ninh chứa tất cả các thông tin của em bé, bao gồm tình trạng sức khỏe, cân nặng, nhịp tim, tên của người mẹ và số giường trong bệnh viện, chỉ có các bác sỹ, y tá trong bệnh viện mới có thể gỡ bỏ chiếc vòng này.
Chiếc vòng đeo tay sẽ âm thanh báo động nếu những người khác cố gắng tháo gỡ hoặc cắt nó đi, và nó rất an toàn cho em bé khi đeo chiếc vòng tay này bởi vì bức xạ mà nó tạo ra là rất thấp.
Bệnh viện số 2 đã sử dụng chiếc vòng tay an ninh từ năm 2008. Các bệnh viện khác trong thành phố cũng bắt đầu sử dụng chúng hoặc thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để bảo vệ em bé khỏi vấn nạn bắt cóc đang hoành hành.
Bệnh viện Gulou có nhân viên bảo vệ suốt ngày đêm. Chỉ có hai khách được vào khu hậu sinh tại khoảng thời gian được phép trong giờ thăm nom. Trẻ chỉ được phép đưa ra khỏi bệnh viện khi có giấy xuất viện của lãnh đạo bệnh viện.
Bà Hy, trưởng khoa thai sản của bệnh viện này cho biết: "Các bác sỹ, y tá phải đeo biển đặc biệt ở phía trước ngực của họ nếu họ muốn mang trẻ sơ sinh sang khu vực điều trị khác. Ngay cả trưởng khoa như tôi cũng không phải là ngoại lệ."
Bệnh viện sản khoa và chăm sóc sức khoẻ trẻ em Nam Kinh tổ chức nhiều khóa học giúp các bậc cha mẹ biết cách kiểm tra, nhận dạng chính xác các bác sỹ, y tá. Ngoài ra, hơn 500 camera giám sát đã được cài đặt tại nhiều bệnh viện tại tỉnh Nam Kinh.
Các bệnh viện và gia đình ở Trung Quốc đã được báo động cao sau khi các phương tiện truyền thông lặp đi lặp lại nhiều vụ việc trẻ sơ sinh bắt cóc, mà hầu hết những đứa trẻ xấu số bị bán cho đường dây buôn nội tạng hoặc buôn người.
Trong tháng 10/2012, một cậu bé 3 ngày tuổi đã bị đánh cắp bởi một người phụ nữ giả dạng y tá ở tỉnh An Huy. Cùng tháng 11/2011, một cô gái 6 ngày tuổi bị bắt cóc tại một bệnh viện ở Hưng Hóa, Giang Tô. Và một cậu bé 1 ngày tuổi đã biến mất tỉnh Quảng Đông khi còn nằm trong lồng ấp.
Anh Zhang Lei, người vừa được lên chức cha khi vợ sinh nở tại bệnh viện Gulou tháng 9 vừa qua cho biết: "Mặc dù các biện pháp an ninh có vẻ khá phức tạp và rườm rà nhưng chúng rất cần thiết cho mọi gia đình. Khi trẻ sơ sinh bị đánh cắp hay tráo đổi do nhầm lẫn của bệnh viện, lúc đó chúng ta mới tá hoảng thì đã quá muộn."
Chia sẻ gánh nặng với phụ huynh, trường học “kìm” giá
Thay vì bị "áp đặt" như trước, năm nay nhiều khoản thu ở trường học tại TPHCM dựa trên nguyên tắc thỏa thuận. Có những trường "tận thu" thì cũng không ít nơi chọn mức thu thấp trong khung thỏa thuận để cùng chia sẻ gánh nặng với phụ huynh.
Năm học này, Trường Tiểu học Kim Đồng (Q.Gò Vấp. TPHCM) thu tiền ăn đối với học sinh (HS) bán trú là 22.000 đồng, mức thấp nhất trong khung cho phép của quận (trong mức 22 - 25.000 đồng). Không chỉ tiền ăn, với tiền vệ sinh, trường cũng chỉ thu 15.000 đồng/tháng trong khung được phép là 20.000 đồng.
Bà Phan Thúy Trang - Hiệu trưởng nhà trường cho hay, nhờ năm nay được thỏa thuận một số khoản thu nên trường không bị áp lực trong công tác bán trú như các năm học trước. Ngoài khoản thu cơ sở vật chất bán trú và phục vụ bán trú theo khung để đảm bảo chất lượng bán trú và nâng cao đời sống nhân viên phục vụ, các khoản khác trường đều cố gắng chọn mức thu thấp nhất có thể.
Nhiều trường học cố "kìm" trong mức thu thấp nhất có thể.
"Với mức thu mới, trường đã bớt rất nhiều gánh nặng, không phải "ngửa tay" xin phụ huynh như mọi năm là điều rất may mắn. Một số khoản khác tuy thu thấp hơn khung nhưng nếu mình có kế hoạch chi phù hợp vẫn đảm bảo chất lượng phục vụ các em", bà Trang cho hay.
Ngoài các khoản thu theo quy định, đến nay Trường Kim Đồng không thu bất kỳ một khoản nào khác từ phụ huynh (PH). Các khoản tiền khuyến học, tang gia hiếu hỉ do PH đóng trường cũng đang chờ ý kiến từ phòng.
"Nếu PH muốn xây dựng, hỗ trợ các công trình, cơ sở vật chất ở trường học thì xin phép phòng. Trường thấy hợp lý sẽ cho phép thực hiện chứ không can thiệp, trường chỉ nhận công trình bàn giao và vào sổ sách. Còn trường làm rất mang tiếng, PH không hài lòng mà lãnh đạo nhà trường cũng không có thời gian", bà Trang thẳng thắn.
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó phòng GD-ĐT Q.3, phụ trách bậc học mầm non cho hay, không ít trường mầm non trên địa bàn đưa ra mức thu thấp hơn khung cho phép. Cụ thể như tiền ăn vệ sinh, quận cho phép thu không quá 20.000 đồng/tháng thì nhiều trường chỉ thu 15.000 đồng/tháng.
Với tiền ăn bán trú khung quy định là 25.000 đồng/ngày, trong khi năm trước có trường ở quận đã thu 28.000 đồng. "Có trường chấp nhận mức thu tiền ăn thấp hơn năm ngoái. Nhưng cũng có trường vì trước đây đã được PH đồng ý mức thu vậy rồi, không muốn hạ tiền ăn thì viết văn bản xin thu theo mức của của mình.
Bà Nguyệt cũng khẳng định, nhiều khoản thỏa thuận như năm nay rất phù hợp, đảm bảo cho công tác chăm dạy trẻ của trường. Một số trường tùy điều kiện của PH chọn mức thu dưới khung cũng không quá khó khăn như mọi năm.
"Trước đây các khoản thu theo quy định quá thấp thì các trường phải xin thêm PH mà chắc gì PH đã cho. Hoặc cho rồi đi kiện các trường rất cực. Năm nay với khoản thu thỏa thuận rất cụ thể, các trường mà còn xin thêm này nọ thì không ổn", bà Nguyệt cho hay.
Thu thấp hơn năm ngoái
Tại Q.8, nhiều khoản thu áp dụng ở trường học trong năm học này làm nhiều người ngỡ ngàng vì thấp hơn cả năm ngoái. Bà Phạm Thị Ánh Tuyết, Phó phòng GD-ĐT Q.8 cho hay năm ngoái, các trường đã thu 23 - 25.000 đồng tiền ăn cho bữa trưa và bữa xế thì năm nay mức thu mới của quận đưa ra không tăng mà còn giảm với khung 20 - 25.000 đồng. Tiền ăn sáng 7.000 - 9.000 đồng chỉ du di lên 7.000 - 10.000 đồng/bữa.
Đại diện nhiều trường cho biết, với mức thu thấp hơn năm ngoái quả thật sẽ có nhiều khó khăn, cần kiểm soát việc chi tiêu hợp lý, tránh lãng phí mức thấp nhất có thể. Nhưng với địa bàn còn nhiều khó khăn như Q.8 thì quyết định thu chi này như bớt rất nhiều gánh nặng để PH khi cho con đến trường. Theo bà Tuyết, các trường công có thể thực hiện được chỉ e ngại đưa ra mức thu này đến các trường tư rất khó làm việc và khó kiểm soát. Vì hầu hết các trường tư thục ở bậc mầm non không thu cụ thể tiền ăn theo bữa mà thu gom tổng học phí cả tháng.
Tuy vào năm học đã hơn hai tháng, các trường ở Q.2 vẫn đang phải tạm thu vì chưa có văn bản thu chi do quận vẫn đang tiếp tục lấy ý kiến từ PH để đưa ra mức thỏa thuận phù hợp nhất. Phòng GD quận đang đề xuất mức thu rất dễ thở như tiền vệ sinh không quá 15.000 đồng, tiền ăn bán trú không quá 25.000 đồng, tiền nước 10.000 đồng, tiền phục vụ bán trú không quá 100.000 đồng (đối với bậc THCS là 80.000 đồng), tiền học phẩm ở mẫu giáo 100.000 đồng và với lớp trẻ là 50.000 đồng.
Nếu mức thu này được thông qua thì đây là điều rất đáng mừng. Dù được "đeo mác" thỏa thuận nhưng không vì thế mà nhiều nơi tranh thủ "tận thu", vẫn cố gắng đưa ra mức thu phù hợp, còn PH bớt được phần nào áp lực.
Trong tình hình lạm thu gây bức xúc như hiện như hiện nay, nhiều nơi chọn mức thu thấp góp phần giảm gánh nặng cho PH là một điều rất đáng ghi nhận. Nhưng với nhiều PH thu cao - thấp chỉ là mới là hình thức không phải là vấn đề họ quá chú trọng, điều họ quan tâm nhất là đồng tiền đóng góp được sử dụng đúng mục đích và sao cho đảm bảo chất lượng nuôi dạy trẻ ở trường học. Như Phó hiệu trưởng một trường THCS ở Q. Thủ Đức bày tỏ: "PH không ngại đầu tư cho con em mình học, không ít PH sẵn sàng đóng góp cả chục triệu. Họ chỉ lo ngại là đồng tiền mình đóng có được dùng đúng để phục vụ cho em ăn học không hay lại rơi vãi vào túi một số người?".
Theo Dân TRí
No Comment to " Trung Quốc: Trẻ sơ sinh phải đeo vòng chống bắt cóc "