Chất Bisphenol A liên quan tới nạn béo phì ở trẻ em
Các nhà khoa học Mỹ cho biết họ lần đầu tiên họ đã tìm ra mối liên hệ giữa tình trạng trẻ thừa cân hoặc béo phì và một chất thường thấy trong các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như trong đồ uống soda. Chất này có tên gọi là Bisphenol A (BPA).
Các nhà khoa học Mỹ cho biết họ lần đầu tiên họ đã tìm ra mối liên hệ giữa tình trạng trẻ thừa cân hoặc béo phì và một chất thường thấy trong các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như trong đồ uống soda. Chất này có tên gọi là Bisphenol A (BPA).
Nghiên cứu do Tiến sĩ Leonardo Trasande của Khoa Y thuộc Đại học New York đứng đầu phát hiện ra rằng trong mẫu so sánh gần 3.000 trẻ em và thanh thiếu niên, những người có hàm lượng BPA cao thì thường có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí của Hiệp hội y học Mỹ này còn cho biết thêm bốn nhóm trẻ em, khoảng 22% trong số chúng có hàm lượng BPA cao nhất trong nước tiểu là bị béo phì so với 10% trong số những trẻ có hàm lượng chất này thấp nhất.
Các tác giả của nghiên cứu trên cho hay: "Theo những gì mà chúng tôi biết, đây là báo cáo đầu tiên cho thấy mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm về hóa chất môi trường với tình trạng béo phì ở trẻ".
Tuy nhiên, Hội đồng hóa học Mỹ đã bác bỏ nghiên cứu này vì cho rằng nó còn có "những hạn chế cơ bản" và có thể "làm chệch hướng những nỗ lực thực sự trong quá trình giải quyết vấn đề sức khỏe quốc gia quan trọng của Mỹ".
Cơ quan trên còn lưu ý rằng các tác giả của nghiên cứu này cũng đã thừa nhận bệnh béo phì là một tình trạng cần có thời gian để phát triển và sẽ là không đúng khi kết nối việc có chất BPA với tình trạng béo phì ở những người đã ở thể trạng béo phì./.
Theo Vietnam+
3 sai lầm khi chăm sóc tóc cho bé
Chăm sóc tóc cho con không đúng cách có thể khiến bé bị đe dọa tính mạng.
Cắt tóc cho trẻ quá sớm
Rất nhiều bà mẹ đã nghe theo kinh nghiệm dân gian là cắt tóc cho con khi bé được một tuổi với hy vọng giúp tóc bé mọc nhanh và dài hơn. Trên thực tế, việc làm này không cần thiết.
Thứ nhất, khi trẻ còn quá bé, trẻ sẽ không ý thức được lời người lớn nói. Trẻ sẽ ngọ nguậy trong khi cắt tóc và chiếc kéo trong tay bạn rất có thể sẽ làm tổn thương tới làn da của con.
Hơn nữa, tóc của trẻ chịu yếu tố di truyền của cha mẹ. Thông thường, trong 6 tháng đầu khi nằm trong bụng mẹ, tóc trẻ lúc đó mới bắt đầu phát triển. Sau khi bé ra đời, tóc sẽ tương đối ít. Đây là hiện tượng sinh lý tạm thời, vì thế người lớn không cần quá lo lắng.
Về màu tóc, sau khi bé ra đời, màu tóc sẽ theo thời gian mà thay đổi tùy theo sự ảnh hưởng di truyền từ bố mẹ. Với hầu hết những bé có sức khỏe tốt, sự phát triển của tóc sẽ tương đối ổn định. Tuy nhiên, điều này cũng còn phụ thuộc bởi chế độ dinh dưỡng, môi trường và một vài nhân tố khác.
Dùng dầu gội đầu bừa bãi
Da đầu và nang tóc của trẻ sơ sinh rất yếu, vì thế những loại dầu gội có chứa nhiều hóa chất sẽ gây ảnh hưởng tới nang tóc, kích thích tuyến bã nhờn đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Ngay cả khi người lớn đã gội sạch thì những hóa chất đó vẫn tác động ít nhiều tới trẻ.
Dùng nước gừng chữa bệnh rụng tóc cho con
Một số quan niệm dân gian cho rằng nước gừng tươi có thể chữa rụng tóc. Tuy nhiên, điều này tuyệt đối không được áp dụng ở trẻ sơ sinh. Việc dùng gừng tươi để chữa rụng tóc cho trẻ là hoàn toàn không đúng, thậm chí nó sẽ đe dọa tính mạng của trẻ.
Nếu tóc của con mọc quá ít hay bị rụng quá nhiều, tốt nhất nên đưa con đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị hợp lý.
Chăm sóc tóc cho bé thế nào là đúng cách
Chăm sóc tóc cho trẻ cũng giống như chăm sóc làn da. Tốt nhất, người lớn nên "rửa" da đầu cho con hàng ngày bằng nước ấm ở 36 đến 40 độ là thích hợp. Bạn có thể pha loãng nước cùng với một chút giấm và dùng tay nhẹ nhàng xoa da đầu của trẻ, tuyệt đối không dùng móng tay để gãi da đầu cho trẻ vì điều này có thể gây tổn thương da bé.
Sau khi dùng nước làm sạch da đầu trẻ, lấy khăn bông mềm để lau khô tóc. Điều này sẽ giúp máu lưu thông, thúc đẩy tóc bé phát triển.
Nếu trẻ thiếu ngủ thì cơ thể sẽ mất cân bằng sinh lý gây ảnh hưởng đến sự mọc tóc. Hãy tạo cho trẻ môi trường ngủ tốt với những điều kiện như ánh sáng không quá mạnh, không tiếng ồn...để giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.
Ngoài ra, ánh sáng mặt trời cũng rất có lợi cho sự mọc tóc ở trẻ nhỏ. Ánh nắng là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào giúp tóc trẻ mọc tốt hơn, tránh nguy cơ rụng tóc. Tuy nhiên, chỉ nên đưa trẻ đi tắm nắng vào sáng sớm, khi ánh nắng còn chưa quá mạnh, tốt nhất là trong khoảng từ 6h - 8h sáng mùa hè hoặc 7h - 9h sáng mùa đông, mỗi lần tắm không quá 15 - 30 phút. Tuyệt đối không đưa trẻ đi vào buổi trưa vì ánh náng quá gay gắt sẽ khiến tóc trẻ bị cháy nắng.
Bên cạnh đó, bạn hãy chú ý bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho con các chất protein, vitamin và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự tăng trưởng tóc.
Trẻ ở giai đoạn từ 0 - 6 tháng cần được ăn sữa mẹ là tốt nhất. Trẻ ngoài 6 tháng, bạn có thể bổ sung các chất như ngũ cốc, lòng đỏ trứng và trái cây vào thực đơn cho trẻ. Những loại thực phẩm này sẽ kích thích giúp tóc phát triển nhanh hơn.
Theo afamily
No Comment to " Chất Bisphenol A liên quan tới nạn béo phì ở trẻ em "