. -->

Bài viết mới

Menu

Trẻ bị mộng du có đáng lo không?


Có thể rất đáng sợ khi cha mẹ phát hiện ra con mình bị chứng mộng du. Điều đầu tiên các bậc phụ huynh sẽ làm trong tình huống này là tìm hiểu việc con mình bị mộng du thế nào? Nguyên nhân gây ra là gì? Và triệu chứng này có khiến con gặp nguy hiểm không?

Cha mẹ cần bình tĩnh và trò chuyện với con nếu chúng bị mộng du mà không hề hay biết, thông báo cho trẻ một cách tự nhiên và thoải mái về hiện tượng đó. Tránh thể hiện sự lo sợ để trẻ không quá lo lắng, căng thẳng, vì lo lắng là một trong những tác nhân dễ dẫn đến mộng du.

Vì sao trẻ bị mộng du?
Hiện tượng "đi bộ trong khi ngủ" thường xảy ra ở trẻ từ 4 - 10 tuổi. Trẻ có thể đi loanh quanh trong phòng, nhà, thậm chí ăn, uống trong khi mắt vẫn nhắm ngủ hoặc mở to nhưng không thể nhận ra ai hay nhận thức được việc mình đang làm. Một số trẻ bị mộng du một lần mỗi tháng, hoặc nhiều lần trong tháng nhưng không phải là hằng đêm, đôi khi xuất hiện những vết thương nhẹ như bầm tím do va đập. Hiện nay vẫn chưa có một nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến bệnh này, tuy nhiên có một số lý do sau có thể khiến trẻ mộng du:
Quá lo lắng, áp lực về điều gì đó (như lo sợ bị tè dầm, sợ đi học)
Có nỗi sợ về đêm (như sợ bóng tối)
Tác dụng phụ của thuốc
Thiếu ngủ
Xúc động mạnh về trò chơi bạo lực hoặc phim hành động

Làm sao để trẻ mộng du mà vẫn an toàn?
Bạn không thể thức canh con suốt cả đêm, và cũng không hẳn tối nào con bạn cũng mộng du. Mộng du ở trẻ sẽ tái diễn lại những hoạt động trong ngày, thế nên hãy đảm bảo những không gian sinh hoạt thường ngày của trẻ là an toàn, không có đồ dễ vỡ, vật dụng nhọn dễ gây thương tích và các loại hóa chất, đóng chặt tất cả các cửa, không để đồ vật tránh lối ra vào hay đi lại, khóa chặt tất cả các cửa lớn và cửa sổ... Bạn nên cho con ngủ ở tầng trệt và gần phòng bố mẹ để dễ chăm sóc hơn.
để dễ chăm sóc hơn

Trẻ không nhận thức được hành động của mình nên gia đình cần cẩn trọng với không gian sinh hoạt của con (Ảnh: Getty Images)


Tránh đánh thức hay làm con bạn giật mình khi thấy con đang "lang thang", hãy nhẹ nhàng đến gần và hướng chúng quay trở lại giường ngủ. Mộng du có thể sẽ kết thúc ngay khi trẻ quay trở về điểm xuất phát, nhưng để an tâm hơn, bạn nên nán lại với con và chắc rằng trẻ đã hoàn toàn ngủ say. Nếu trẻ phải đi xa hay ngủ lại nhà họ hàng, tốt nhất bạn nên đi cùng con hoặc giải thích rõ ràng với người lớn có trách nhiệm trông trẻ về tình trạng của con và các biện pháp an toàn.

Có giải pháp nào chữa chứng mộng du?
Hiện nay, chưa có một phương thức chính thống nào để chữa chứng mộng du nhưng các bác sỹ có thể tư vấn cho bạn giúp con ngủ êm hơn. Bạn có thể yên tâm phần nào khi bệnh mộng du ở trẻ sẽ giảm dần và biến mất khi trẻ trưởng thành, còn trong thời gian đó, có thể các mẹo sau sẽ giúp trẻ tránh mộng du trong đêm:
Giúp con thư giãn trước khi ngủ bằng những bản nhạc êm dịu.
Xây dựng cho trẻ thời gian ngủ sớm và hướng trẻ thực hiện đúng theo lịch.
Giữ yên tĩnh và giảm độ sáng của đèn trong phòng khi con ngủ.
Hạn chế để trẻ uống nhiều nước vào buổi tối và nhắc chúng đi vệ sinh trước giờ ngủ để không phải thức dậy vào ban đêm.
Tránh để trẻ hoạt động mạnh và nhiều trước khi ngủ.
Tìm hiểu nguyên nhân lo lắng, căng thẳng của con để có cách khắc phục

Nếu hiện trạng này kéo dài thường xuyên, trẻ có xu hướng tấn công người khác hoặc tự gây hại cho bản thân, bạn nên cho trẻ đến khám ở các bác sĩ chuyên khoa tâm thần để nhận được những lời khuyên và biện pháp chữa trị thiết thực nhất. Phương pháp thôi miên đã và đang được áp dụng nhiều trên thế giới nhằm cải thiện và chữa trị bệnh mộng du này.

Chứng mộng du ở trẻ có thể gây cho nhiều người cảm giác sợ hãi nhưng bạn cũng đừng quá nghiêm trọng khi con bạn mắc phải chứng bệnh này. Chỉ cần lưu tâm hơn về giờ giấc và môi trường sinh hoạt của con, với sự tư vấn của các bác sỹ chuyên môn và những lưu ý chăm sóc trẻ cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể đảm bảo an toàn cho con mình.

Theo WTT

Share This:

Post Tags:

Thiết bị giáo dục Hà Vũ

Thiết bị giáo dục Hà Vũ là nhà nhập khẩu phân phối đồ chơi trẻ em chính hãng dành cho các bé tại TPHCM. Chúng tôi chuyên cung cấp các đồ chơi trẻ sơ sinh, đồ chơi cho bé trai, đồ chơi cho bé gái độ tuổi từ 0 - 6 tuổi. Độ tuổi mà trẻ cần tiếp xúc với mọi thứ bên ngoài để tăng khả năng và trí thông minh của trẻ. Chúng tôi cam kết cung cấp hàng chính hãng chất lượng nhất vì sự an toàn của bé.

No Comment to " Trẻ bị mộng du có đáng lo không? "

  • To add an Emoticons Show Icons
  • To add code Use [pre]code here[/pre]
  • To add an Image Use [img]IMAGE-URL-HERE[/img]
  • To add Youtube video just paste a video link like http://www.youtube.com/watch?v=0x_gnfpL3RM