-->

Bài viết mới

Menu

Cấm giao bài tập về nhà để cải cách giáo dục

Tổng thống Pháp Hollande vừa cho biết sẽ cấm các trường học giao bài tập về nhà cho học sinh. Đây là một phần trong hàng loạt biện pháp nhằm cải cách hệ thống giáo dục nước Pháp.

Cấm giao bài tập về nhà để cải cách giáo dục
Trẻ em Pháp sẽ không còn phải làm bài tập về nhà? Ảnh: Alamy

Trẻ em ở Pháp hiện đang học 4 ngày/tuần, mỗi ngày có 2 giờ để ăn trưa, đồng thời có nhiều kỳ nghỉ khá dài. Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Hollande tuyên bố kế hoạch táo bạo nói trên, hẳn trẻ em nhiều nơi trên thế giới sẽ có thêm lý do để ghen tị với học sinh Pháp.


Chính phủ mới của nước Pháp cho rằng thật không công bằng khi một số trẻ em được bố mẹ hướng dẫn việc làm bài tập ở nhà, trong khi nhiều em khác lại chịu thiệt thòi vì bố mẹ quá bận rộn.


Chính phủ cũng tranh luận rằng các học sinh tiểu học đang khó khăn thời gian học trong ngày quá dài.


"Nước Pháp có năm học ngắn nhất và ngày học dài nhất thế giới" - Tổng thống Francois Hollande tuyên bố sẽ thay đổi bất cập này bằng cách thêm một ngày học trên lớp vào thứ 4 để rút ngắn số giờ học trong ngày.


Ý tưởng này được coi là cuộc cách mạng đối với truyền thống học tập hơn 1 thế kỷ qua tại Pháp. Nhiều ý kiến cho rằng trong hệ thống giáo dục hiện hành, thời gian học trong ngày của trẻ em nước này quá dài và việc cho học sinh nghỉ vào thứ 4 không mấy khoa học khi đây là ngày hoạt động hiệu quả.


Bộ trưởng Giáo dục Pháp Vincent Peillon cho biết có thể "bù" những ngày học ngắn hơn bằng cách cắt bớt các kỳ nghỉ. Hội đồng chuyên gia sẽ đưa ra kết luận vào ngày 19-10 và Tổng thống Pháp dự kiến sẽ ra tuyên bố cuối cùng vào tuần tới.


Hiện tại, dù chỉ học 4 ngày/tuần và có kỳ nghỉ hè rất dài nhưng học sinh tiểu học Pháp thực tế vẫn có số giờ học mỗi năm trên mức trung bình (847 giờ mỗi năm so với trung bình 774 của các quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD).


Mặc dù học nhiều hơn như vậy nhưng nước Pháp vẫn xếp sau phần lớn các quốc gia Châu Âu và Mỹ trong kết quả các cuộc thi quốc tế.


Theo NLĐO

Triển khai chương trình BDTX cho giáo viên mầm non, phổ thông và GDTX

Hôm 16/10, Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý cơ sở Giáo dục - Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị triển khai chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên đến các đại biểu là lãnh đạo, chuyên viên các Vụ, Cục, các chương trình dự án của Bộ; đại diện đại biểu của các trường ĐH Sư phạm, Cao đẳng Sư phạm và đại biểu phòng tổ chức cán bộ giáo dục thường xuyên, giáo dục trung học của 63 tỉnh, thành trong cả nước.
Quang cảnh Hội nghị




Xuất phát từ thực tiễn khách quan cho thấy, công tác bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) cho giáo viên là yêu cầu vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài để đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

Theo đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành các Thông tư số: 30, 31, 32, 33 ngày 08/8/2011 và Thông tư số: 36/2011/TT-BGDĐT ngày 18/8/2011 về chương trình BDTX cho giáo viên. Các nội dung bồi dưỡng được xây dựng theo các yêu cầu, năng lực cần đáp ứng của giáo viên của chuẩn nghề nghiệp. Chương trình được thiết kế thành các mô đun để giáo viên tự chọn theo nhu cầu phát triển chuyên môn liên tục của giáo viên nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và những đòi hỏi của thực tiễn giáo dục.
Các đại biểu tham dự Hội nghị


Các đại biểu tham dự Hội nghị


Để thực hiện hiệu quả chương trình BDTX theo hướng đổi mới nêu trên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số: 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 .

Trong khuôn khổ của Hội nghị ngày hôm nay, các đại biểu sẽ được nghiên cứu chi tiết Quy chế này và hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình BDTX cho giáo viên theo từng cấp học: Mầm non, tiểu học, THCS, THPT và Giáo dục thường xuyên.

Hội nghị cũng đã nhận được nhiều bài tham luận về việc triển khai thực hiện công tác BDTX cho giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên ở cơ sở. Theo đó, nhiều kinh nghiệm đã được rút ra từ trong thực tiễn, đơn cử như Sở GD&ĐT Quảng Ngãi đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác này. Đó là: Công tác chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là công việc cấp bách và rất thiết thực, yêu cầu người quản cán bộ quản lý phải có biện pháp quản lý và kế hoạch phù hợp. Người cán bộ quản lý phải là những người có tâm huyết và để tâm đặc biệt về công tác bồi dưỡng giáo viên nhằm củng cố và xây dựng đội ngũ giáo viên đủ đức, đủ tài đáp ứng được nhu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT cũng cần có quan niệm đúng đắn về công tác BDTX và lên kế hoạch sát, đúng để nâng cao chất lượng, hiệu quả về công tác này. Chú trọng vào công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đối với mỗi giáo viên là một việc làm thường xuyên, phát huy tối ưu các hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm, chuyên đề về chuyên môn theo cụm, nhóm.

Cũng tại Hội nghị, hầu hết các đơn vị đều kiến nghị, đề xuất: Bộ GD&ĐT cần tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn cho đội ngũ hướng dẫn viên, báo cáo viên cốt cán việc triển khai thực hiện chu kỳ BDTX kế tiếp theo năm, từng giai đoạn để các nơi thực hiện có tính thống nhất...

Theo GD&TĐ

Share This:

Post Tags:

Thiết bị giáo dục Hà Vũ

Thiết bị giáo dục Hà Vũ là nhà nhập khẩu phân phối đồ chơi trẻ em chính hãng dành cho các bé tại TPHCM. Chúng tôi chuyên cung cấp các đồ chơi trẻ sơ sinh, đồ chơi cho bé trai, đồ chơi cho bé gái độ tuổi từ 0 - 6 tuổi. Độ tuổi mà trẻ cần tiếp xúc với mọi thứ bên ngoài để tăng khả năng và trí thông minh của trẻ. Chúng tôi cam kết cung cấp hàng chính hãng chất lượng nhất vì sự an toàn của bé.

No Comment to " Cấm giao bài tập về nhà để cải cách giáo dục "

  • To add an Emoticons Show Icons
  • To add code Use [pre]code here[/pre]
  • To add an Image Use [img]IMAGE-URL-HERE[/img]
  • To add Youtube video just paste a video link like http://www.youtube.com/watch?v=0x_gnfpL3RM