-->

Bài viết mới

Menu

Cột mốc phát triển của trẻ 9 tháng tuổi: Tuần 1

Trẻ phát triển như thế nào?

Thời điểm này, bé đã nhận biết được môi trường xung quanh và nhiều người đã quen thuộc với bé. Vì vậy, cảm giác an toàn của bé có thể bị gián được bởi những âm thanh, hình ảnh khác lạ. Đặc biệt là khi bé được bố mẹ đưa đến một nơi khác hoặc gặp người lạ.

Bé 9 tháng tuổi
Ở tuổi này, bé không hiểu được khái niệm du lịch, nhưng bé nhận biết được những nơi lạ lẵm với bé. Lúc này, bé có thể quấy khóc và dính lấy cha mẹ, vì vậy cha mẹ cần chuẩn bị đồ chơi phát ra âm thanh, sách ảnh, đồ chơi xếp hình khối, đồ chơi con rối và những đồ chơi bé thích khác. Mẹ nên để bé tránh gặp người lạ để bé bớt căng thẳng.

Cuộc sống của cha mẹ: Ăn vặt sao cho khỏe mạnh

Những bậc cha mẹ bận rộn thường chọn cách ăn vặt để bù nhanh năng lượng, nhưng điều này không hề tốt cho sức khỏe. Dưới đây là vài mẹo nhỏ để mẹ ăn vặt mà vẫn đảm bảo sức khỏe.
  • Chú ý đến yếu tố tiện lợi: Khi bố mẹ chuẩn bị đồ đạc để ra ngoài, nhớ mang theo những gói snack dinh dưỡng, tiện lợi theo. Luôn trữ sẵn đồ ăn tốt cho sức khỏe và dễ mang đi trong nhà bếp.
  • Những món ăn vặt dinh dưỡng: Mẹ nên lựa chọn các món ăn vặt như: bột yến mạch ít béo, bột ngũ cốc năng lượng, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, bánh ngọt với phô mát, rau tươi, sữa chua, bánh nướng và sốt. Mẹ cũng nên trộn trái cây với sữa tươi và sữa chua để có một bữa ăn dinh dưỡng.

    Ngũ cốc, các loại hạt, trái cây và sữa chua tốt cho sức khỏe
  • Hạn chế caffeine: Điều này rất quan trọng nếu mẹ đang cho con bú. Nên uống nhiều nước khoáng hoặc nước uống tăng cường sức khỏe, mẹ cũng có thể tự làm nước ép trái cây cho mình. Trà thảo dược cũng là một loại thức uống tốt cho sức khỏe mà mẹ có thể chọn lựa.
    Hạn chế caffeine bằng các loại nước ép trái cây ngon

3 câu hỏi quanh vấn đề:  Bệnh cảm cúm thông thường

Tôi nên làm gì khi trẻ bị cảm cúm?

Trẻ bị cảm cúm (ảnh minh họa)
Bệnh cảm cúm là bệnh rất phổ biến. Hầu hết các bé đều bị cảm cúm từ 8 – 10 lần khi bé chưa được 2 tuổi. Cảm cúm thường thường gây nhiều phiền phức, nhưng không phải vấn đề nghiêm trọng. Điều quan trọng là mẹ nên để bé thoải mái, cơ thể bé sẽ tự chống lại virus gây bệnh và phục hồi. Để giúp bé mau khỏi bệnh, mẹ cần:
  • Cho bé nghỉ ngơi nhiều. Mẹ nên cho bé ngủ trưa lâu hơn thường ngày và khuyến khích bé ngủ trưa.
  • Đặt một cái khăn hoặc xếp một tấm đệm bên dưới nệm để nâng đầu bé và giúp trẻ dễ thở hơn.
  • Cho bé tắm nước ấm.
  • Cho bé uống đủ nước. Mẹ có thể cho bé bú mẹ thường xuyên, cũng có thể cho bé uống nước hoặc sữa bột.
  • Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho bé và ống hút mũi bằng nhựa để loại bỏ dịch nhầy trong mũi bé.
    Thường xuyên vệ sinh mũi khi bé bị cảm cúm
  • Nên đặt máy làm ẩm và quạt phun sương trong phòng bé, hoặc mẹ có thể đưa bé vào phòng tắm hơi 15 phút để mũi bé thông thoáng, bé sẽ dễ thở hơn.
  • Hãy hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi cho bé uống kháng sinh trị cảm và thuốc xịt mũi. Tuyệt đối không được cho bé uống aspirin, ephedra, ephedrine hoặc bất kỳ kháng sinh nào có chứa các thành phần vừa kể trên. Mẹ có thể cho trẻ uống kháng sinh dùng cho trẻ sơ sinh như acetaminophen hoặc ibuprofen khi bé bị sốt, nhưng trước hết phải xác định liều lượng phù hợp. Nếu mẹ không chắc chắn về liệu lượng, nên tham khảo ý kiến của bác sỹ và luôn đọc kỹ bao bì để biết thông tin về thuốc.

Khi nào tôi nên đưa trẻ đi bác sỹ?

Mẹ nên đưa bé đi khám bác sỹ nếu tình trạng của bé càng lúc càng tệ hơn sau 5 ngày hoặc bệnh đã kéo dài hơn 10 – 14 ngày. Mẹ cũng nên đưa  bé đi bác sỹ khi trẻ bắt đầu khò khè, khó thở, quấy khóc liên tục khi ăn hoặc ngủ, liên tục móc tai hoặc nhiệt độ cơ thể hơn 38 độ C.

Thường xuyên đo nhiệt độ cho bé khi bé bị cảm cúm

Làm thế nào phòng bệnh cảm cúm cho trẻ?

Nên thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho bé và cho chính mẹ, đồng thời yêu cầu người khác rửa sạch tay trước khi chạm vào bé. Giữ trẻ tránh xa người bệnh và khói thuốc. Nếu bé bú mẹ, nên tiếp tục làm theo hướng dẫn như trên để có thể hạn chế cảm cho bé.

Rửa sạch tay cho bé và chính mẹ để phòng cảm cúm



Lưu ý: Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.



Share This:

Thiết bị giáo dục Hà Vũ

Thiết bị giáo dục Hà Vũ là nhà nhập khẩu phân phối đồ chơi trẻ em chính hãng dành cho các bé tại TPHCM. Chúng tôi chuyên cung cấp các đồ chơi trẻ sơ sinh, đồ chơi cho bé trai, đồ chơi cho bé gái độ tuổi từ 0 - 6 tuổi. Độ tuổi mà trẻ cần tiếp xúc với mọi thứ bên ngoài để tăng khả năng và trí thông minh của trẻ. Chúng tôi cam kết cung cấp hàng chính hãng chất lượng nhất vì sự an toàn của bé.

No Comment to " Cột mốc phát triển của trẻ 9 tháng tuổi: Tuần 1 "

  • To add an Emoticons Show Icons
  • To add code Use [pre]code here[/pre]
  • To add an Image Use [img]IMAGE-URL-HERE[/img]
  • To add Youtube video just paste a video link like http://www.youtube.com/watch?v=0x_gnfpL3RM