. -->

Bài viết mới

Menu

Giúp con luôn tràn đầy năng lượng


Nếu con bạn là những đứa trẻ năng động, thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể thao thì nên đảm bảo cho con được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thể lực.

Dưới đây là những nguyên tắc vàng cho các bà mẹ.
phat-trien-the-luc


Ăn thực phẩm tốt cho sức khỏe
Thực phẩm chính là nguồn năng lượng cho các hoạt động thể thao bao gồm các loại hoa quả và trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc như gà, cá sẽ cung cấp đủ năng lượng và vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm có chứa chất phụ gia, chất bảo quản, đường nhân tạo bởi chúng chứa rất calo và nghèo dinh dưỡng.

Uống đủ nước
Cơ thể cần được cung cấp đủ nước trước, trong và sau khi hoạt động thể chất. Với những người tập luyện tối thiểu trong một giờ thì đồ uống tăng lực cho hoạt động thể thao là một lựa chọn hợp lí trong khi tập và sau tập. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em sẽ uống nhiều hơn khi đồ uống có vị ngon, điều này đặc biệt đúng với những trẻ thường xuyên tập luyện thể thao hay tham gia thi đấu. Với những trẻ chơi thể thao ít hơn, hãy cho chúng uống khoảng 60-120ml nước ép hoa quả tươi hoặc nước khoáng.

Phục hồi sau khi tập luyện
Sau khi tập luyện căng thẳng, bạn cần giúp con phục hồi và tái bổ sung năng lượng cho cơ thể để chuẩn bị cho những hoạt động tiếp theo. Trong vòng 30 phút sau khi tham gia hoạt động thể chất, hãy đảm bảo cung cấp cho trẻ uống đồ uống có carbonhydrate và protein để giúp các cơ trong cơ thể phát triển và phục hồi tối ưu, ví dụ như sữa chocolate hữu cơ ít béo - cần để ý lượng calo từ đường.

Theo TPO




Không ít bậc phụ huynh tự hào khi thấy con mình còn nhỏ đã biết sử dụng điện thoại thông minh, iPhone, iPad... Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cảnh báo về nguy cơ mắc chứng rối loạn sử dụng internet trên các thiết bị điện tử đối với những trẻ có xu hướng nghiện sử dụng các thiết bị này.

Không được chơi là ăn vạ
Theo kết quả thăm dò trong một khảo sát nhỏ của phóng viên với 50 hộ gia đình ở khu vực Thanh Xuân và Cầu Giấy (Hà Nội) mà cha mẹ có sử dụng iPhone, iPad hoặc các dòng điện thoại thông minh khác, 100% các gia đình đều cho con tiếp cận với các thiết bị điện tử này.

Trong số 50 gia đình được hỏi, có 38 gia đình thường xuyên cho con dùng smartphone, iPad chơi game, xem ca nhạc... mà không giới hạn về thời gian. Chỉ có 12 gia đình giới hạn thời gian cho con chơi, thường là sau khi học xong bài hoặc vào ngày cuối tuần... Độ tuổi mà trẻ được bố mẹ cho tiếp xúc với các thiết bị này dao dộng khá lớn, thậm chí ngay từ khi trẻ mới 2 - 3 tuổi.

Gia đình anh Nguyễn Đức Tiến (445 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội) là một trong số 14 gia đình có con trong độ tuổi từ 2 - 5 tuổi. Anh thường xuyên cho con chơi iPad hoặc điện thoại để dỗ con ăn, cho con chịu ngồi trật tự, hay thậm chí chỉ vì con thích. "Khi con đang chơi say sưa mà muốn nó dừng lại để làm việc gì đó thì rất khó. Có lần nó khóc ăn vạ đến cả tiếng đồng hồ, bố mẹ lại đành phải lấy điện thoại ra dỗ mới nín", anh Tiến chia sẻ.

Trong số 27 gia đình được hỏi có con trong độ tuổi học tiểu học, thường xuyên tiếp xúc với iPad hoặc smartphone, chị Nguyễn Thu Hải (71 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ về cậu con trai học lớp 5, cứ hễ mẹ về đến nhà là lục túi để lấy iPad ra chơi. "Chỉ trừ lúc phải học bài buổi tối, còn thì lúc nào nó cũng kè kè cái Ipad. Ngay cả lúc ngồi vào bàn ăn mà cũng chả tập trung, mắt cứ dán vào màn hình thôi. Nhiều hôm còn quên cả ăn", chị Hải cho biết.
choi-ipad

Cháu Nguyễn Huy Tùng (88 Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân) chiều nào cũng chờ bố về để được chơi iPad.

Công nghệ khiến trẻ mải mê trong thế giới ảo
Một nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý và tâm thần học Australia cảnh báo tình trạng nghiện game và internet trên các thiết bị điện tử cũng có những đặc điểm tương tự như những dạng nghiện khác. Nó bao gồm ngừng biểu hiện cảm xúc, mất đi sự tập trung và những triệu chứng giống như cai nghiện khi bị tước mất các thiết bị công nghệ.

GS Mike Kyrios, chuyên gia tâm lý học thuộc Đại học Công nghệ Swinburne (Australia) cho rằng, cần phải cảnh báo về mối đe dọa thời công nghệ này đối với trẻ em. Việc chơi game với trẻ con là chuyện hiển nhiên, nhưng về mặt sử dụng công nghệ lại là một vấn đề. Tình trạng nghiện các thiết bị điện tử có thể ảnh hưởng đến tương tác xã hội của trẻ, thậm chí khiến trẻ bỏ ăn, chểnh mảng học hành và hạn chế phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội do quá mải mê trong thế giới ảo.

ThS Trần Mạnh Hoàng, chuyên gia giáo dục kỹ năng sống, Trung tâm Bồi dưỡng và Phát triển kỹ năng mềm cho rằng, việc cha mẹ cho trẻ sử dụng điện thoại hay máy tính bảng, dù với mục đích dỗ cho con ăn hay để con ngoan, trật tự, thì dần dần sẽ khiến trẻ trở nên phụ thuộc và nghiện thiết bị đó. Biểu hiện của chứng nghiện này là sự say sưa, mê mải khi được chơi, nếu không được chiều theo ý mình trẻ sẽ quấy khóc, thậm chí cáu kỉnh, tức giận và dễ bị kích động.

Nhà tâm lý học Emil Hodzic (Australia) đã có 7 năm kinh nghiệm làm việc với các thiếu niên 12 tuổi bị nghiện game và internet cho rằng, những biểu hiện rõ ràng nhất của chứng nghiện này là các triệu chứng đau khổ, khó chịu, tức giận khi không được chơi; thậm chí có cháu còn lâm vào trạng thái trầm cảm và không có cách nào thoát khỏi buồn giận.

Việc nghiện game hay các ứng dụng giải trí trên các thiết bị di động nói chung, game máy tính nói riêng ở trẻ lớn dễ khiến trẻ mê mẩn và mất nhiều thời gian cho nó. Chơi game để giải trí thì vô hại, nhưng nghiện đến mức quên học hành và tương tác xã hội thì lại là "thảm họa".

Theo Kiến Thức

Share This:

Post Tags:

Thiết bị giáo dục Hà Vũ

Thiết bị giáo dục Hà Vũ là nhà nhập khẩu phân phối đồ chơi trẻ em chính hãng dành cho các bé tại TPHCM. Chúng tôi chuyên cung cấp các đồ chơi trẻ sơ sinh, đồ chơi cho bé trai, đồ chơi cho bé gái độ tuổi từ 0 - 6 tuổi. Độ tuổi mà trẻ cần tiếp xúc với mọi thứ bên ngoài để tăng khả năng và trí thông minh của trẻ. Chúng tôi cam kết cung cấp hàng chính hãng chất lượng nhất vì sự an toàn của bé.

No Comment to " Giúp con luôn tràn đầy năng lượng "

  • To add an Emoticons Show Icons
  • To add code Use [pre]code here[/pre]
  • To add an Image Use [img]IMAGE-URL-HERE[/img]
  • To add Youtube video just paste a video link like http://www.youtube.com/watch?v=0x_gnfpL3RM