. -->

Bài viết mới

Menu

Dịch vụ y tế các vùng, miền: Khoảng cách còn


Năm 2015, Việt Nam sẽ phổ cập các dịch vụ chăm sóc y tế là quyết tâm được đưa ra tại Hội thảo quốc gia đánh giá việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về y tế (MTPTTNK) và Đáp ứng của Việt Nam đối với chiến lược toàn cầu về sức khỏe phụ nữ và trẻ em do Bộ Y tế phối hợp với Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức ngày 26-11 tại Hà Nội. Để thực hiện được mục tiêu trên, Việt Nam phải tăng cường tính bình đẳng, cải thiện chất lượng dịch vụ, củng cố hệ thống y tế...

Không công bằng trong y tế gây nên khoảng cách

Phát biểu tại Hội thảo, PGS-TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định: với sự nỗ lực và đầu tư trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong chăm sóc và BVSK người dân, hướng tới đạt được các MTPTTNK về y tế. Tỷ lệ tử vong sản phụ trong 2 thập kỷ qua giảm từ 233/100.000 ca sinh còn sống, xuống còn 69/100.000 ca. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 44,4/1.000 ca đẻ còn sống xuống còn 14/1.000 ca. Đặc biệt Việt Nam có nhiều nỗ lực trong phòng, chống HIV/AIDS. Năm 2011 có 19.500 ca nhiễm mới HIV, giảm 30,1% so với năm 2001 và nhiều tiến bộ quan trọng trong phòng và chữa bệnh lao, sốt rét, vệ sinh môi trường. Tuy nhiên PGS-TS Nguyễn Viết Tiến cũng phải thừa nhận: Việt Nam vẫn còn tồn tại sự khác biệt và không công bằng trong cung cấp dịch vụ y tế giữa các vùng miền và nhóm dân số. Do vậy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi còn cao (32%). Tỷ suất chết bà mẹ ở 62 huyện nghèo nhất cao gấp 5 lần tỷ suất trung bình của quốc gia. Tỷ suất chết trẻ em ở một số tỉnh cao gấp 5 - 6 lần so với một số tỉnh, thành phát triển hơn. Nhu cầu về các phương tiện tránh thai chưa được đáp ứng còn cao, nhất là trong nhóm thanh niên chưa kết hôn. Bà Pratibha Mehta - Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh: nhân tố dẫn đến sự không công bằng bao gồm nghèo đói, dân tộc thiểu số, vị trí địa lí và giáo dục sức khỏe thai sản cho bà mẹ. Vì thế tại Hội thảo này, các chuyên gia y tế cần phải thảo luận kỹ tính công bằng trong y tế và quyền tiếp cận y tế là quyền của tất cả mọi người, không phân biệt tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, thu nhập....

Hướng tới người nghèo, dân tộc thiểu số...
Do chỉ còn 3 năm nữa là đến thời điểm cần phải đạt được các MTPTTNK về y tế, tại Hội thảo, Liên Hợp Quốc cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xác định các ưu tiên về y tế cho Chương trình nghị sự về phát triển sau năm 2015. Để giảm sự không công bằng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CSSK bà mẹ và trẻ em, bà Mehta khuyến nghị: Tiếp cận phổ cập gói dịch vụ thiết yếu về CSSK sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em có lồng ghép can thiệp dinh dưỡng và phòng chống HIV nên tập trung đặc biệt vào người nghèo, người dân tộc thiểu số và các nhóm dân số dễ tổn thương khác (bao gồm nhóm thanh niên dễ bị tổn thương). Cần xóa bỏ các rào cản về mặt địa lí và tài chính bằng việc nâng cao năng lực cho cán bộ y tế cộng đồng để có thể cung cấp chăm sóc y tế cơ bản, phát triển hệ thống BHYT cho tất cả mọi người và các sáng kiến hỗ trợ tài chính khác. Theo bà Mehta, trước hết cần một tiếp cận toàn diện về y tế, không thực hiện chương trình y tế đơn lẻ mà phải ưu tiên tiếp cận lồng ghép. Từ đó mới có thể đáp ứng và làm giảm gánh nặng cho các BV. Ngoài ra phải tiếp tục hợp tác chặt chẽ để đảm bảo thành tựu và tính bền vững của hệ thống y tế Việt Nam. Đặc biệt hợp tác đa ngành giúp giảm khoảng trống về sự không công bằng và đạt được các MTPTTNK về y tế cho tất cả mọi người.

Theo Đại Đoàn Kết

Share This:

Post Tags:

Thiết bị giáo dục Hà Vũ

Thiết bị giáo dục Hà Vũ là nhà nhập khẩu phân phối đồ chơi trẻ em chính hãng dành cho các bé tại TPHCM. Chúng tôi chuyên cung cấp các đồ chơi trẻ sơ sinh, đồ chơi cho bé trai, đồ chơi cho bé gái độ tuổi từ 0 - 6 tuổi. Độ tuổi mà trẻ cần tiếp xúc với mọi thứ bên ngoài để tăng khả năng và trí thông minh của trẻ. Chúng tôi cam kết cung cấp hàng chính hãng chất lượng nhất vì sự an toàn của bé.

No Comment to " Dịch vụ y tế các vùng, miền: Khoảng cách còn "

  • To add an Emoticons Show Icons
  • To add code Use [pre]code here[/pre]
  • To add an Image Use [img]IMAGE-URL-HERE[/img]
  • To add Youtube video just paste a video link like http://www.youtube.com/watch?v=0x_gnfpL3RM