cách làm đồ chơi mầm non mẫu giáo
ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỰ LÀM CẤP MẦM NON
cách làm đồ chơi mầm non
cách làm đồ chơi mầm non
THÁC NƯỚC, CÂY HOA NƯỚC
Nhóm tác giả: Mai Thị Phương, Nguyễn Thị Châu Loan, Lý Kim Phượng, Phạm Thị Phượng, Lường Thị Miên, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Thị Quỳnh Phương
Đơn vị: Trường mầm non Nà Tấu
Tên đồ chơi: Thác nước, cây hoa nước
Dạy ở hoạt động ngoài trời.
1. Cấu tạo:
cách làm đồ chơi mầm non
2. Vật liệu:
cách làm đồ chơi mầm non
Chai lọ nhựa, phế thải, ống hút, ống nhựa phế thải, len, sơn, nến dính, vỏ hộp bánh,…
3. Quy trình làm đồ chơi với nước "Thác nước, cây hoa nước"
Thác nước: Cắt sốp tạo thành chân thác nước và các tầng thác, dùng keo và len cắt ngắn gắn vào các tầng thác, cắt những bông hoa từ vỏ chai nhựa phế thải, dùng tay bẻ cong ra phía ngoài tạo thành bông hoa, cắt vỏ chai nước rửa bát thành các cánh quạt, cắt vỏ chai nhựa thành từng sợi nhỏ làm nhụy, dùng dây thép xuyên qua giữa cánh quạt, phía trên gắn gắn nhụy hoa... cắt bông hoa to nhất từ chai cocacola làm đài chứa nước.
Cây hoa nước: Cắt cây tre làm trụ, cắt chai to làm làm hoa to, cắt chai nhỏ làm hoa nhỏ, cắt dây thép cuốn xung quanh hoa xoắn lại cho chắc, để khoảng 10 cm làm cành hoa và buộc phần thừa còn lại vào cây tre.
4. Lắp ráp và bố trí đồ dùng, đồ chơi
Thác nước: Gắn các tầng của thác nước từ to đến nhỏ, cao đến thấp, gắn bông hoa to nhất lên tầng thác trên cùng, gắn các bông hoa nhỏ vào các tầng thác tiếp theo, gắn các ống hút dẫn nước vào các hoa từ tầng cao xuống đến tầng thấp, ước lượng để khi dòng nước chảy sẽ vào đúng cánh quạt để cánh quạt quay.
Cây hoa nước: Đổ xi măng chân cột cho chắc, gắn bông hoa nước to nhất lên trên cùng, buộc các bông hoa nước nhỏ vào cây tre, mỗi bông hoa cách nhau 10 cm và chạy theo đường xoắn ốc, lấy dây ti ô buộc lượn theo chiều xoắn ốc của cành hoa như một cây dây leo, gắn lá vào dây ti ô sao cho lá to ở dưới, lá nhỏ ở trên, dán các chữ cái, chữ số lên trên.
5. Ứng dụng, cách vận hành
Ứng dụng: Dạy trong giờ hoạt động ngoài trời, sử dụng trong các chủ đề và được nhiều trẻ sử dụng.
Cách vận hành thác nước, hoa nước: Cho một số trẻ đổ nước vào bông hoa to nhất, nước tự chảy xuống hoa của các tầng thác khiến nhụy hoa có gắn các cánh quạt đều quay tạo nên một cảnh tượng đẹp mắt. Qua trò chơi trẻ khám phá được nguyên tắc chảy của dòng nước luôn chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp đồng thời bản thân dòng nước đó tạo lên một áp lực kỳ diệu khiến cho cánh quạt quay. Ngoài ra trẻ còn có thể dùng sức của mình để thổi sao cho cánh quạt của ai quay được lâu hơn, đồng thời thông qua đồ chơi trẻ tiếp tục được củng cố kiến thức, kỹ năng về số và chữ cái dán trên các cánh hoa, lá hoa, trẻ củng cố kỹ năng đếm từ đếm số lá, số hoa từng tầng đến hết toàn bộ hoa hay đến số hoa theo từng cạnh dọc, mỗi cách đếm tạo ra một kết quả khác nhau tạo ra một động lực tìm hiểu và củng cố kiến thức toán, chữ cái một cách tự nhiên cho trẻ. Trò chơi phù hợp với mọi lứa tuổi, có thể di chuyển dễ dàng đến mọi chỗ trong sân trường để chơi.
6. Lưu ý khi sử dụng
Với bộ thác nước, trong quá trình sử dụng và di chuyển có thể không quay đều tất cả các cánh quạt, khi đó cô giáo có thể hướng dẫn trẻ điều chỉnh vị trí quạt để tất cả các cánh đều có thể quay được, tạo điều kiện cho trẻ thử nghiệm nhiều hơn và khi trẻ được tự xử lý cho một cánh quạt có thể quay được tạo được cho trẻ một sự phấn khởi và hứng thú lâu hơn với đồ chơi./.
Biên tập và giới thiệu: Phòng Giáo dục mầm non
Social Links: