Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi
Khi trẻ được 2 tháng tuổi, trẻ sẽ dành phần lớn thời gian của mình cho việc quan sát và lắng nghe mọi người xung quanh mình. Trẻ sẽ dần làm quen với việc được bố mẹ chọc cười, cho ăn và được bồng bế một cách thoải mái. Trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu khi bố mẹ cười với chúng và đôi lúc theo bản năng, trẻ sẽ cười để đáp trả. Ngay cả trong tháng đầu đời, trẻ đã biết cách cười theo cách cơ bản nhất hoặc là nhăn mặt lại. Sau đó dần dần chuyển qua tháng thứ 2, trẻ không chỉ cười mà còn tỏ ra rất thân thiện và dễ chịu bằng cách đưa tay sờ vào người ở gần trẻ hay tỏ ra thích thú khi được ẵm bồng.
Những dấu hiệu thể hiện sự phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi
- Bố mẹ có quan sát được nụ cười đầu tiên của con mình không? Đó thực sự là một bước ngoặc lớn cho cả bé và bố mẹ. Và không làm quá lên khi nói rằng những vất vả của việc thức khuya mỗi đêm, giật mình lúc con khóc,…bố mẹ đều thấy xứng đáng hễ mỗi khi nhìn thấy con cười. Về phía trẻ, trẻ sẽ bắt đầu hình thành sự giao tiếp của mình thông qua việc mấp máy đôi môi, trẻ sẽ có 2 cách để thể hiện việc muốn được nói chuyện với bố mẹ. Một là cười thật nhiều, thậm chí cười thành tiếng để bố mẹ chú ý, hai là trẻ sẽ mấp máy miệng phát ra những âm thanh tuy không có ý nghĩa nhưng rất đáng yêu. Và khi được bố mẹ nói chuyện đáp lại hoặc mỉm cười với trẻ, trẻ sẽ thấy rất vui vẻ. Cười cũng giống như khóc, đều là cách giúp trẻ thể hiện nhu cầu của mình và là một “cách” để nói cho bố mẹ biết đang có vấn đề tốt hoặc xấu xảy ra với trẻ.
- Bố mẹ nên dành thời gian để nói chuyện, giao tiếp và cười với trẻ nhiều hơn, phần còn lại là tự bản thân trẻ tư duy và khám phá. Não của trẻ sẽ dần phát triển nhưng chúng cũng bị phân tán bởi những cảm xúc như đói, mệt, mỏi, đau,…Những cảm giác cảm xúc này có ảnh hưởng rất lớn tới hành vi của trẻ sau này. Khả năng giao tiếp với xã hội của trẻ ngày càng tăng là minh chứng rõ nhất cho thấy trẻ thích thú và đánh giá cao những kinh nghiệm mà trẻ quan sát từ cuộc sống. Mở rộng thế giới tư duy của trẻ không chỉ giúp trẻ và bố mẹ ngày càng vui vẻ mà đây còn là một hoạt động quan trọng đối với sự phát triển tổng thể của bé
- Giai đoạn đầu, có thể trẻ sẽ cười mà không nhìn vào mắt của bố mẹ, tuy nhiên, bố mẹ đừng nên lăn tăn về vấn đề này. Mắt trẻ lúc này chưa hoàn thiện, chính do vậy việc bố mẹ đứng ở xa làm trẻ mất kiểm soát đối với tầm nhìn và bị choáng ngợp bởi thế giới rộng lớn xung quanh. Đó chính là lý do trẻ nghe bố mẹ cười, trẻ cười đáp lại nhưng không nhìn vào mắt của bố mẹ mà đảo mắt nhìn một chỗ nào đó trong phòng. Bố mẹ đừng quá lo lắng về sự xao nhãng này của trẻ, trẻ vẫn sẽ chú ý tới hình dáng khuôn mặt của bố mẹ, âm thanh phát ra từ giọng nói cũng như mùi hương và hơi ấm từ cơ thể của bố mẹ sẽ dần trở nên quen thuộc đối với trẻ. Và khi bố mẹ trở nên thật sự gần gũi với bé, bé sẽ dần nhìn vào ánh mắt của bố mẹ trong 1 thời gian rất lâu và hình ảnh đôi mắt sẽ đi vào tâm trí của trẻ. Bố mẹ có thể hỗ trợ cho quá trình này diễn ra nhanh hơn bằng cách giữ mặt mình tới mặt trẻ ở một khoảng cách gần như cố định, điều chỉnh giọng nói hoặc cách nhấn âm của bố mẹ lúc có trẻ.
- Khi trẻ tròn 3 tháng tuổi, trẻ sẽ thực sự thuần thục trong việc cười và phát ra âm thanh từ miệng. Đôi khi trẻ sẽ bắt đầu một “cuộc trò chuyện” bằng một tràng cười dài và ríu rít “nói” nhằm gây sự chú ý của bố mẹ. Vào những lúc khác, nếu không có gì đặc biệt, trẻ sẽ nằm im trong chờ đợi, nhìn khuôn mặt của bố mẹ cho tới khi nào bố mẹ mỉm cười với trẻ thì trẻ sẽ đáp trả lại một cách nhiệt tình bằng những tràng cười giòn tan. Toàn bộ cơ thể của trẻ sẽ tham gia vào cuộc trò chuyện. Bàn tay trẻ sẽ mở rộng, một hoặc cả hai tay sẽ nhấc lên và cánh tay với chân sẽ di chuyển cùng nhịp điệu giọng của bố mẹ. Những chuyển động trên gương mặt của trẻ cũng là cố gắng làm cho giống bố mẹ. Khi bố mẹ nói chuyện với trẻ, cơ miệng cử động rõ nét, trẻ cũng sẽ há miệng và mấp máy môi như cũng muốn nói theo.
"Xem thêm những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ "
Những đặc điểm cần lưu ý để phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi
Tất nhiên, trẻ sẽ không thân thiện và dễ chịu với tất cả mọi người. Cũng giống như người lớn, trẻ em cũng thích đặc biệt 1 người này nhưng lại không thích người khác. Và người mà chúng thích nhất, hiển nhiên là bố mẹ của chúng – người mà tiếp xúc với chúng thường xuyên nhất. Sau này, khi trẻ được khoảng 3 tháng, 4 tháng tuổi thì trẻ lại bị thu hút bởi những đứa trẻ khác. Nếu có anh chị em, bố mẹ quan sát có thể thấy chúng chơi đùa, cười với nhau rất vui vẻ, đặc biệt là khi chúng bắt đầu giao tiếp với nhau. Nếu bé nghe thấy tiếng trẻ con đi ngang ngoài đường hoặc trên tivi, chúng sẽ lập tức hướng mắt về phía có trẻ con. Sự thích thú này của trẻ sẽ tăng dần theo thời gian.
Ông bà, hoặc là người hay thường xuyên đến thăm trẻ là những người đầu tiên được nhìn thấy trẻ cười. Nếu tiếp tục duy trì sự giao tiếp này, trẻ với mọi người sẽ dần quen và có thể chơi đùa thoải mái với nhau . Ngược lại, nếu là người lạ sẽ chỉ nhận được ánh mắt lạ lẫm dè chừng của trẻ chứ không phải là một nụ cười như với người quen. Hành vi chọn lọc này cho bố mẹ thấy được rằng, ngay cả độ tuổi còn bé bỏng này, trẻ đã bắt đầu “sắp xếp” mọi người trong cuộc sống của mình. Mặc dù tín hiệu này nghe có vẻ hơi ích kỷ, nhưng đúng là trẻ sẽ chỉ thân thiết với những người gần gũi với trẻ nhất.
Bằng cách nhiệt tình tham gia vào các cuộc hội thoại với bố mẹ hoặc một ai khác, mọi người sẽ biết được rằng đối với trẻ, những người này rất quan trọng, có thể có được sự tin tưởng của trẻ và trẻ có một mức kiểm soát nhất định trong chính cuộc sống của mình. Bằng cách tập trung nói chuyện với trẻ khi trẻ giao tiếp là một dấu hiệu giúp trẻ nhận biết được rằng bạn quan tâm tới trẻ.
Khi trẻ ngày càng phát triển, cách mà trẻ và bố mẹ giao tiếp với nhau sẽ thay đổi theo nhu cầu và mong muốn của trẻ. Ngày qua ngày, bố mẹ sẽ thấy rõ hơn các khía cạnh tính cách khác nhau của trẻ đang dần hé lộ:
- Đối với những nhu cầu cấp thiết, ví dụ như rất đói hoặc rất đau, trẻ sẽ có cách thông báo cho bố mẹ biết theo cách riêng của mình. Có thể đó sẽ là tiếng la hét, rên rỉ hay tiếng kêu ư ử buồn rầu, tuyệt vọng. Dần dần bố mẹ sẽ dần quen và nhanh chóng nhận ra những tín hiệu này, đôi lúc nhận ra trước khi trẻ tự biết mình muốn gì.
- Lúc trẻ đang ngủ, hoặc đang tự chơi 1 mình trong củi, bố mẹ sẽ cảm thấy được lúc này trẻ có đủ khả năng tự đáp ứng và mang lại nguồn vui cho chính bản thân mình. Điều này có thể là một khoảng thời gian cho bố mẹ nghỉ ngơi hoặc lo công việc kinh doanh. Những lúc trẻ chơi 1 mình, bố mẹ có thể quan sát từ xa để theo dõi sự an toàn cho trẻ và còn là để giúp trẻ tự làm mọi việc, điều này còn góp phần phát triển các kỹ năng vận động của trẻ về sau. Những hoạt động này là nền tảng cho việc sau này trẻ tự biết bình tĩnh và tập trung vào sự việc, hơn nữa còn giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm khi mà cả ngày đã hoạt động rất mệt mỏi như vậy. Đây là những kỹ năng giúp phát triển cảm xúc và vận động quan trọng cho trẻ trong giai đoạn này
- Khi ngày một lớn, các nhu cầu cảm xúc của trẻ sẽ được trẻ truyền đạt đến cho bố mẹ ngày càng rõ ràng (như í ơi kêu, rên rỉ,…). Trẻ lúc này dần hiểu được những gì mình muốn và vòi khóc cho bằng được. Nếu bố mẹ đem đến món đồ mà trẻ không thích trẻ vẫn sẽ cầm lấy nhưng tiếp tục khóc, cho tới khi bố mẹ đưa đúng món đồ vật mà trẻ thích mới thôi.
Theo thời gian, các nhu cầu cấp thiết của trẻ sẽ giảm, thay vào đó là trẻ sẽ tự chơi nhiều hơn và lâu hơn. Đây là một phần quan trọng vì đây là giai đoạn giúp bố mẹ học được cách “hiểu” những phản ứng trên cơ thể của trẻ và chăm sóc cho trẻ lúc trẻ khó chịu trước khi trẻ kịp nhận thức được mình muốn gì. Với việc kiểm soát cơ thể tốt hơn, trẻ có thể tự làm nhiều điều để giải trí và tự an ủi chính bản thân mình đỡ nhàm chán hơn khi phải ở một mình.
Trong những tháng đầu tiên, bố mẹ đừng lo lắng quá về vấn đề trẻ sẽ hư nếu tập trung quá nhiều sự chú ý vào trẻ. Ngược lại, bố mẹ cần quan sát và kịp thời đáp ứng khi trẻ đòi hỏi. Trong thực tế, bố mẹ càng mang lại sự thoải mái kịp thời cho trẻ bao nhiêu thì về sau này trẻ sẽ ít đòi hỏi bố mẹ bấy nhiêu. Ở giai đoạn này, cần đặc biệt chú ý đến an toàn của trẻ. Bằng cách thiết lập sự an ninh xung quanh cho trẻ, sau này trẻ sẽ ý thức hơn về vấn đề an toàn. Và sau này, khi trẻ tách ra khỏi bố mẹ, trẻ sẽ tự biết lo cho mình hơn.
No Comment to " Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi "