Những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ
Những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ theo từng độ tuổi khác nhau
Bởi vì mỗi đứa trẻ đều phát triển theo cách riêng của chúng hoàn toàn khác nhau nên chúng ta không thể dự đoán một cách chính xác cách thức và thời gian cụ thể trẻ phát triển, hoàn thiện toàn bộ các kĩ năng và cơ thể của mình. Tuy nhiên, đôi khi do việc không quan sát một cách kỹ lưỡng từng sự thay đổi theo các giai đoạn phát triển của bé, bố mẹ có thể sẽ không can thiệp một cách kịp thời nếu trẻ có dấu hiệu chậm phát triển. Chính do vậy, bố mẹ nên nắm một cách cơ bản về các cột mốc phát triển của trẻ, tương ứng với từng giai đoạn phát triển. Các thông tin hữu ích dưới đây có thể giúp cho bố mẹ đối chiếu một cách tương đối cũng như cung cấp thêm cho bố mẹ những thông tin cần thiết về sự phát triển của con mình và cùng nhau chờ đợi một ngày trẻ lớn khôn, tránh hoang mang và lo lắng khi không biết con mình có phát triển quá chậm hay quá nhanh so với những bé cùng tuổi hay không. Trong mỗi hướng dẫn, đều chứa đựng các thông tin khái quát về những cột mốc phát triển của trẻ ở từng giai đoạn khác nhau, tuy nhiên các thông tin không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến các vấn đề điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến vấn đề trị liệu cho bé, các ba mẹ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.
Hãy tìm độ tuổi liên quan, và xem những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ ở độ tuổi này:
- Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 1 tháng tuổi
- Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
- Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 7 tháng tuổi
- Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 12 tháng tuổi
- Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé từ 1 – 2 tuổi
- Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé từ 3 – 4 tuổi
- Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé từ 4 – 5 tuổi
Tham khảo :
No Comment to " Những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ "