Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 1 tháng tuổi
Những dấu hiệu nào là cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 1 tháng tuổi ?
Trong tháng đầu đời này, trẻ của bố mẹ thường không làm gì khác ngoài việc ăn, uống, khóc và ngủ nghỉ. Tuy nhiên, vào cuối tháng này, trẻ sẽ có thể trở nên hoạt bát hơn và bắt đầu có những biểu hiện phản ứng lại tác động của bố mẹ. Dần dần những cử động của bé sẽ linh hoạt hơn và nhiều trẻ ở giai đoạn này bắt đầu có sự phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể, điển hình là trẻ sẽ hay đưa tay lên và cho vào miệng. Nếu để ý kỹ, bố mẹ sẽ nhận ra trẻ đang lắng nghe mình nói, lại còn có thói quen nhìn vào mặt bố mẹ 1 cách chăm chú khi bố mẹ ẵm bồng trẻ, và đôi khi trẻ sẽ cựa quậy để hồi đáp lại hoặc cử động để thu hút sự chú ý của bố mẹ. Dưới đây là một số cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé:
- Rung lắc tay chân
- Đưa tay lên mắt hoặc cho tay vào miệng
- Xoay đầu từ bên này sang bên kia khi được đặt nằm trên bụng mẹ
- Đầu của trẻ sẽ ngửa ra sau nếu không được bố mẹ đỡ
- Nắm bàn tay rất chặt
- Động tác phản xạ lại rất mạnh
Phát triển thị giác và thính giác
- Trẻ sẽ tập trung nhìn những vật nằm trong phạm vi khoảng 20 – 30 cm
- Mắt đảo qua đảo lại liên tục
- Thích những đồ vật đen, trắng hoặc có máu sắc tương phản cao
- Thích nhìn những gương mặt có nhiều hình dáng khác nhau
- Khả năng nghe lúc này đã hoàn toàn bình thường
- Có thể nhận diện được một số âm thanh
- Có thể quay người nhìn về phía phát ra âm thanh hoặc giọng nói
Phát triển khứu giác và xúc giác
- Thích vị ngọt
- Ghét vị đắng và những mùi khó chịu
- Nhận ra hương thơm và mùi cơ thể của mẹ mình
- Thích những đồ vật mềm mại hơn thô cứng
- Không thích những hoạt động mạnh tay hoặc đột ngột
Các vấn đề ba mẹ cần lưu tâm ở cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 1 tháng tuổi
Nếu đến tháng thứ 2, thứ 3 hoặc thứ 4 rồi mà bé vẫn có những biểu hiện là dấu hiệu của việc phát triển không như bình thường sau thì bố mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tham khảo và được hướng dẫn
- Khả năng mút kém và nuốt rất chậm
- Không chớp mắt khi thấy ánh sáng rọi vào mắt
- Không tập trung và hay nhìn theo đồ vật gần đó nhất xoay đầu qua lại 2 bên
- Hiếm khi di chuyển cánh tay, chân và nếu có cử động thì cũng không linh hoạt
- Các khớp tay và chân khá lỏng lẻo và yếu ớt
- Hàm dưới của răng run rẩy liên tục, ngay cả khi không khóc hoặc phấn khởi
- Không phản ứng lại những âm thanh lớn
Tham khảo :
Từ khóa: Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 1 tháng tuổi – cot moc danh dau su phat trien cua be 1 thang tuoi
(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)
No Comment to " Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 1 tháng tuổi "