Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé từ 4 – 5 tuổi
Những dấu hiệu nào là cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé từ 4 - 5 tuổi ?
Trước cả khi bố mẹ kịp nhận ra, trẻ lúc này đã điềm đạm hơn rất nhiều so với lúc trẻ 3 tuổi. Trẻ ở giai đoạn này rất giàu năng lượng, trở nên hiếu thắng hơn, thậm chí còn hơi hống hách và có nhiều hành động vượt xa sự tưởng tượng của bố mẹ. Khi bố mẹ hồi tưởng lại quãng thời gian gian nan và khó khăn lúc trẻ vừa mới lên 2, bố mẹ sẽ nhận thấy rõ ràng rằng quãng thời gian này là một sự bức phá to lớn đối với trẻ. Tất cả những hành vi và suy nghĩ lúc này sẽ giúp trẻ xây dựng được một nền tảng an toàn cho trẻ, trang bị đầy đủ cho trẻ mọi sự chuẩn bị cần thiết để bước chân ra khỏi thế giới nhỏ bé của mình. Dưới đây là một số cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé:
Phát triển động tác vận động
- Đứng vững trên một chân ít nhất 10 giây
- Có thể chạy nhảy và nhào lộn
- Còn có thể leo trèo
- Có khả năng nhảy thành thạo
Phát triển kỹ năng phối hợp linh hoạt giữa bàn tay và ngón tay
- Vẽ được các hình tam giác và các loại hình học khác
- Vẽ con người với nhiều chi tiết bộ phận nhỏ
- Viết được vài chữ cái
- Mặc và cửi quần áo mà không cần bố mẹ giúp đỡ
- Sử dụng thành thạo thìa, nĩa và (thỉnh thoảng) còn dùng được dao không quá bén
- Thường xuyên nhận thức được nhu cầu đi vệ sinh của bản thân
Phát triển ngôn ngữ
- Tự kể lại được một phần câu truyện trẻ đã được đọc hoặc nghe
- Nói những câu hoàn thiện dài hơn 5 chữ
- Biết cách diễn đạt về một sự việc ở tương lai
- Kể những câu chuyện dài hơn trước kia
- Khi có người hỏi, trẻ có thể cho biết tên của mình và địa chỉ nhà
- Có thể đếm từ 1 tới 10 hoặc hơn
- Gọi tên đúng ít nhất 4 màu
- Hiểu hơn về khái niệm thời gian
- Biết về những đồ vật được sử dụng hằng ngày trong nhà (tiền bạc, đồ ăn, đồ gia dụng)
Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp
- Muốn làm hài lòng bạn bè
- Muốn giống như bạn bè của trẻ
- Dần nghe theo các qui định mà người lớn đặt ra
- Thích hát hò, nhảy múa và hành động hơn là ngồi 1 chỗ
- Ngày càng tự lập hơn, thậm chí có thể 1 mình qua nhà hàng xóm chơi
- Có khả năng nhận biết được hình ảnh và đồ vật thực tế
- Đôi khi đòi hỏi, đôi khi lại rất hợp tác
Các vấn đề ba mẹ cần lưu tâm ở cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé từ 4 - 5 tuổi
Bởi vì mỗi đứa trẻ đều phát triển theo cách riêng của chúng nên chúng ta không thể dự đoán 1 cách chính xác thời gian và cách thức trẻ hoàn thiện toàn bộ các kĩ năng. Các cột mốc liệt kê ở trên có thể cung cấp thêm cho bố mẹ những thông tin cần thiết để theo dõi sự phát triển của con mình và cùng nhau chờ đợi 1 ngày trẻ lớn khôn và cũng giúp bố mẹ tránh hoảng hốt khi không biết con mình có phát triển quá chậm hay quá nhanh so với những trẻ cùng tuổi hay không. Nếu nhận thấy con mình có chút bất thường so với độ tuổi và có những dấu hiệu dưới đây thì bố mẹ nên thông báo cho bác sĩ nhi khoa của trẻ:
- Nhận thấy trẻ sợ nhiều thứ và còn khá rụt rè ở độ tuổi này
- Hoặc trẻ khá hung dữ và không chịu tiếp xúc
- Không thể tách rời khỏi bố mẹ
- Dễ bị phân tâm và không thể tập trung vào duy nhất 1 hoạt động nào trong vòng 5 phút
- Ít chơi với những đứa trẻ khác
- Từ chối trả lời những câu hỏi của mọi người xung quanh
- Hiếm khi chơi các trò chơi tưởng tượng hoặc các trò chơi đóng vai bố mẹ
- Phần lớn thời gian đều thấy trẻ buồn
- Không tham gia vào nhiều hoạt động
- Tránh xa hoặc dường như cách biệt với những đứa trẻ và người lớn khác trừ bố mẹ
- Không thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc
- Gặp vấn đề trong việc ăn, ngủ, đi vệ sinh,…
- Không thể phân biệt giữa tưởng tượng và thực tế
- Bé trở nên bị động một cách bất thường
- Không thể phát âm chính xác, hoặc nhớ chính xác tên của mình ở giai đoạn này
- Không hay kể về các hoạt động hằng ngày cũng như những trải nghiệm của trẻ
- Không thể xây được 1 tòa tháp gỗ từ 6 đến 8 khối
- Không thể thành thục cầm 1 cây bút chì
- Gặp rắc rối trong việc tự mình mặc và cửi quần áo
- Không thể tự trẻ đánh răng đúng cách
- Không thể tự trẻ rửa và lau sạch tay
Từ khóa: Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé từ 4 - 5 tuổi – cot moc danh dau su phat trien cua be tu 4 - 5 tuoi
(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)
No Comment to " Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé từ 4 – 5 tuổi "