Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 2 tuổi
Những dấu hiệu thể hiện sự phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 2 tuổi
Thật sự rất khó cho bố mẹ để theo kịp cảm xúc của trẻ trong giai đoạn này. Lúc này trẻ có thể tươi cười vui rẻ, thân thiện và rạng rõ, lúc khác lại có thể ủ rũ, nước mắt ngắn dài không rõ lý do. Tuy nhiên, bố mẹ cũng đừng quá lo lắng, những thay đổi về tâm trạng này cũng chỉ là một phần tất yếu cho sự trưởng thành của trẻ mà thôi. Đó là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự thay đổi về cảm xúc của trẻ đang diễn ra và trẻ đang phải đấu tranh để giành lấy sự kiểm soát cả hành động, cơ thể và cảm xúc của mình vào giai đoạn này.
"Xem thêm những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ "
Những đặc điểm cần lưu ý để phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ 2 tuổi
- Ở độ tuổi này, trẻ thích khám phá thế giới và tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mới lạ. Kết quả là, trẻ sẽ giành phần lớn thời gian của mình để khám phá giới hạn riêng của mình và môi trường xung quanh. Tuy nhiên thì ở độ tuổi này, trẻ sẽ còn thiếu rất nhiều kỹ năng cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho trẻ, vì vậy bố mẹ vẫn cần giám sát trẻ vào giai đoạn này.
- Khi trẻ vượt quá giới hạn và không thực hiện được, lại còn bị bố mẹ ngăn cản vì cảm thấy nguy hiểm, phản ứng thông thường của trẻ sẽ là thất vọng và tức giận. Trẻ sẽ trở nên nóng nảy và giận dữ, thậm chí trẻ còn có thể tấn công lại bố mẹ bằng cách đánh trả, cắn hoặc đá. Ở độ tuổi này, trẻ thường không kiểm soát được nhiều sự xúc động đột ngột của mình, vì vậy sự tức giận và thất vọng của trẻ sẽ chuyển sang hình thức, khóc, đánh và la hét. Đó là cách duy nhất lúc này được trẻ lựa chọn để đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Nhiều lúc trẻ sẽ còn vô tình hành động làm tổn hại đến bản thân và người xung quanh. Chính vì vậy, việc giúp trẻ kiểm soát được cảm xúc là rất quan trọng.
- Có ai từng nói với bố mẹ rằng trẻ sẽ chỉ thân thiết và gần gũi với người trong gia đình và những người thân quen với trẻ không? Cũng không hiếm những trường hợp trẻ dễ dàng vui vẻ và cười đùa cùng người trẻ chỉ mới gặp vài phút trước đó. Tuy nhiên, trẻ sẽ chỉ thực sự tin tưởng bố mẹ và những người thân của trẻ để ở cạnh và cùng thử thách giới hạn với trẻ. Bởi vì trẻ sẽ chỉ sẵn sàng làm những điều khó khăn và mạo hiểm với những người mà trẻ tin rằng khi mình gặp nguy hiểm, người đó sẽ dang tay ra đỡ và bảo vệ mình mà thôi.
- Dù có không muốn, thì sự phát triển của trẻ 1 tuổi cũng sẽ kéo dài trong một thời gian nhất định. Ví dụ như những hành động đã nói ở trên, rên rỉ không muốn chia xa, hay cứ ôm chặt không chịu rời bố mẹ nửa bước hoặc đôi khi chỉ là đột nhiên nhẹ nhàng và im lặng cũng sẽ kéo dài một thời gian sau đó. Mặc cho trẻ có những phản ứng như thế nào, bố mẹ cố gắng không nên la mắng hay trừng phạt trẻ nhiều. Cách tốt nhất là lúc đó nên rời khỏi trẻ trong giấy lát, sau đó quay lại và khen ngợi vì trẻ đã kiên nhẫn chờ đợi bố mẹ. Sự an ủi ở giai đoạn này dễ xoa dịu trẻ hơn so với giai đoạn trẻ đã lớn, đặc biệt là khi trẻ được khoảng 3 tuổi.
- Thời gian trẻ được 2 tuổi càng gần, trẻ càng trở nên độc lập và kiểm soát hoạt động tốt hơn. Bố mẹ cũng có thể giúp trẻ phát triển tích cực những cảm xúc bằng cách khuyến khích trẻ cư xử một cách chín chắn hơn. Để làm được điều này thì đòi hỏi bố mẹ phải đặt ra một giới hạn hợp lý dành cho trẻ để trẻ cảm thấy thực sự tò mò và muốn khám phá nó, nhưng đồng thời cũng phải chỉ ra những nguy hiểm để trẻ nhận thức và né tránh. Với những hướng dẫn như thế, trẻ sẽ bắt đầu hiểu được những điều gì là chấp nhận được và điều gì là không. Điều này lặp đi lặp lại sẽ tạo cho trẻ một thói quen tốt. Mỗi khi trẻ tự chơi, tự mặc quần áo, tự rửa mặt, bố mẹ nên nhiệt tình khen ngợi trẻ và hứa sẽ thưởng cho trẻ một phần thưởng nào đó vì đã ngoan. Khi bố mẹ làm như vậy, trẻ sẽ cảm thấy điều trẻ làm được hoan nghênh, và điều này làm trẻ muốn thực hiện nó nhiều hơn nữa.
Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam
Từ khóa: phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 2 tuổi – phat trien cam xuc và ky nang giao tiep cho tre 2 tuoi
(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)
No Comment to " Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 2 tuổi "