Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2 tuổi
Bố mẹ nên làm gì để hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2 tuổi ?
Khi được 2 tuổi, trẻ không những hiểu được hầu hết những điều mà bố mẹ nói với trẻ mà còn có thể nói chuyện với số lượng từ vựng tăng lên nhanh chóng, khoảng hơn 50 từ. Trong giai đoạn này, sẽ đã có thể nói những câu dài khoảng từ 2 – 3 chữ như “Uống nước cam” hay “Ăn bánh”. Thậm chí có trẻ phát triển nhanh còn có thể nói những câu từ 4 – 5 chữ “Bố ở đâu mẹ?” hay “Đồ chơi đâu rồi?”,…Trẻ còn bắt đầu biết sử dụng các đại từ xưng hô (con, cô, cậu, bố, mẹ,…) và hiểu được khái niệm của từ “tôi”. Bố mẹ nên chú ý đến cách mà trẻ sử dụng để mô tả ý tưởng, thông tin và bày những yêu cầu, mong muốn của mình với bố mẹ.
Việc bố mẹ hay so sánh khả năng nói của trẻ với những đứa trẻ khác là một điều rất bình thường, giống như quy luật vậy, nhưng tốt hơn thì cũng cần nên hạn chế điều này. Tại thời điểm này, trẻ có nhiều sự thay đổi trong việc phát triển ngôn ngữ hơn là sự phát triển ở các yếu tố khác. Trong khi một số trẻ ở độ tuổi đi học phát triển ngôn ngữ một cách ổn định thì ở những giai đoạn trước đó, sự phát triển về ngôn ngữ rất không đồng đều, mỗi trẻ lại có cách phát triển riêng. Có nhiều trẻ em, có khả năng nói tự nhiên và lưu loát hơn những trẻ khác, vì vậy bố mẹ không nên quá lo lắng nếu thấy con của mình nói quá ít so với trẻ em hàng xóm. Điều này không có nghĩa rằng những trẻ nói nhiều hơn thì nhất thiết phải thông minh hơn so với những trẻ ít nói, cũng không có nghĩa rằng những đứa trẻ đó có vốn từ vựng phong phú hơn. Trong thực tế, các bé ít nói thường vì tiếp thu quá nhiều từ vựng và việc lựa chọn từ phù hợp để nói làm chúng mất thời gian để phát ra thành tiếng. Như một quy luật, các bé trai sẽ chậm nói hơn các bé gái, nhưng khi trẻ đến độ tuổi đi học, điều này sẽ có xu hướng thay đổi nhiều.
Nếu không có bất kỳ hướng dẫn chính thức nào mà chỉ thông qua lắng nghe và thực hành thì trẻ của bố mẹ sẽ vẫn có thể làm chủ được rất nhiều các quy tắc cơ bản về ngữ pháp khi trẻ tới trường. Bố mẹ có thể giúp trẻ làm phong phú hơn vốn từ vựng của trẻ bằng cách đọc truyện cho trẻ nghe mỗi ngày như một thói quen. Ở độ tuổi này, trẻ sẽ làm theo cốt truyện, sẽ hiểu và nhớ được nhiều ý tưởng, các thông tin đã từng đề cập đến trong câu chuyện bố mẹ kể. Thậm chí khi bố mẹ cứ đọc hoài 1 truyện làm trẻ phát chán, đó là lúc trẻ gần như nhớ cả câu chuyện rồi. Để tập trung được sự chú ý cho trẻ, bố mẹ nên chọn những quyển sách có nhiều hình ảnh, để trong lúc bố mẹ kể chuyện, trẻ có thể động, chạm, chỉ vào những hình ảnh của nhân vật mà bố mẹ đang kể. Vào giai đoạn trẻ sắp bước qua 3 tuổi, kỹ năng ngôn ngữ của trẻ lúc này gần như hoàn thiện. Trẻ sẽ biết về các bài hát, bài thơ, chơi chữ hoặc chọc phá mọi người bằng cách lặp lại âm thanh vui nhộn mà mọi người xung quanh nói hay sử dụng những cụm từ vô nghĩa mà vui nhộn để chọc cười bố mẹ và mọi người xung quanh.
Theo dõi quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2 tuổi để can thiệp kịp thời nếu trẻ chậm nói
Tuy nhiên đối với nhiều trẻ em thì quá trình phát triển ngôn ngữ không trơn tru và dễ dàng như vậy. Trong thực tế thì cứ khoảng từ 10 đến 15 trẻ thì sẽ có 1 trẻ gặp vấn đề với việc hiểu ngôn ngữ và nói chuyện. Đối với vài trẻ em thì vấn đề là do thính giác gặp vấn đề, dẫn đến việc nghe khó khăn hơn, trí thông minh quá thấp hoặc thiếu sự khuyến khích tập nói tại nhà, đôi khi cũng là do nhiều người trong gia đình ở thế hệ trước cũng gặp vấn đề về ngôn ngữ. Dù sao thì trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân cũng rất khó để xác định rõ ràng và chính xác. Nếu các bác sĩ chuyên khoa chuẩn đoán rằng trẻ có khả năng gặp vấn đề với ngôn ngữ, thì bác sĩ có thể tiến hành các cuộc kiểm tra về thính giác và giọng nói. Hoặc nếu cần thiết, bác sĩ có thể sẽ đề xuất cho bố mẹ những chuyên gia về vấn đề ngôn ngữ ở trẻ em để đánh giá thêm. Phát hiện sớm việc chậm ngôn ngữ hoặc khiếm thính là vô cùng quan trọng vì có thể điều trị kịp thời, tránh trường hợp điều này gây trở ngại tới các bộ phận khác. Bố mẹ và bác sĩ nên quan tâm và can thiệp kịp thời, nếu không, trẻ sẽ ngày càng gặp khó khăn đối với việc học ngôn ngữ khi tới độ tuổi đến trường.
Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.
Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam
Từ khóa: phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2 tuổi - phat trien ngon ngu cho tre 2 tuoi
(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)
No Comment to " Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2 tuổi "