-->

Bài viết mới

Menu

Việc thuận tay của trẻ có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển? (phần 2)


Việc thuận tay của trẻ đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống hằng ngày cũng như một phần thể hiện con người và trí tuệ của trẻ sau này. Vậy, làm thế nào để xác định trẻ của bố mẹ thuận tay bên nào, điều này chứng tỏ những gì và bố mẹ cần làm gì để hỗ trợ trẻ phát triển một cách tốt nhất dù cho con mình có thuận tay bên nào? Hãy cùng trả lời những câu hỏi này thông qua những thông tin hữu ích dưới đây:

Làm thế nào để phát triển tay thuận cho trẻ?

Từ quá trình quan sát sự phát triển của trẻ thì rõ ràng việc thuận tay nào không chỉ là vấn đề về tay, mà còn cần xem xét tới:

  • Trẻ sút bóng bằng chân bên nào? 
  • Trẻ sử dụng mắt bên nào để nhìn qua kính lúp? 
  • Trẻ dùng tay nào để mở một cái lọ, chai, cầm bàn chải đánh răng hoặc viết bằng tay gì? 
Nhiều đứa trẻ rất nhất quán, chúng thực hiện tất cả những việc này hoàn toàn bằng tay phải hoặc tay trái. Một vài đứa khác lại có sự kết hợp đan xen giữa bên phải và bên trái, việc sử dụng tay trái hay tay phải phụ thuộc vào việc đó là nhiệm vụ gì. Ví dụ, một người khâu quần áo bằng tay phải có thể khâu nhanh hơn nếu họ khâu bằng tay trái, nhưng đôi khi tay trái lại làm việc hiệu quả hơn khi chơi ghép hình hoặc cắt hoa. Vì vậy, bố mẹ cần xem xét những thói quen của trẻ để điều phối hoạt động phù hợp.

Theo nghiên cứu, tỉ lệ người thuận tay trái hiện nay chiếm 10 – 15% dân số. Thuở trước, những thuộc địa của Mĩ, người nào thuận tay trái bị coi là phù thủy và sẽ bị xử tử. Thời nay, các giáo viên và phụ huynh vẫn còn những tư tưởng chưa thực sự đúng đắn khi sử dụng nhiều phương pháp khắc nghiệt như đánh cào cổ tay hay thậm chí là cột tay trái sau lưng để “chữa” tật thuận tay trái của con mình. 

Một số nhà nghiên cứu cho thấy, những trẻ thuận tay trái có nhiều khả năng sáng tạo, có khả năng ngôn ngữ và toán học tương đương với những trẻ thuận tay phải. Điều này chứng minh được rằng, không có sự khác biệt nào trong quá trình phát triển giữa trẻ thuận tay phải và tay trái. 

Những trẻ bị bệnh tự kỉ hoặc gặp phải những khuyết tật khác, như đã được thể hiện trong một vài nghiên cứu khác, có một sự ngang bằng giữa những trẻ thuận tay phải và tay trái. Bên cạnh đó, Dorothy Bishop (1990) đã kết luận, không có sự liên kết nào giữa chỉ số IQ và việc thuận tay. 

Trong xã hội hiện đại thời nay, tư tưởng được mở rộng và những phát mình sáng chế mới ra đời: máy tính xách tay, bàn phím điện thoài, ô tô,…được tạo ra nhằm tạo sự thuận lợi cho những người thuận tay trái và tay phải riêng biệt. Những người thuận tay trái thường có một khả năng đặc biệt nào đó đối với tay trái của mình, nhưng hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện ra loại gen nào đặc biệt làm nên điều đó trong máu của những người thuận tay trái này.

Những người thuận cả 2 tay, tức là không có sự khác biệt trong việc sử dụng tay bên nào nhiều hơn, là thực sự rất hiếm. Tại Ấn Độ và Indonesia, ăn bằng tay trái bị coi là bất lịch sự. Khi thực sự cần thiết như chấn thương hay gãy tay hoặc bị văn hóa chi phối, con người sẽ học cách sử dụng tay không thuận. Cứ 10 người thì sẽ có một người thuận tay trái bắt buộc phải học cách sử dụng tay bên phải. Một vài nhà thần kinh học đã tìm cách giải thích nguyên nhân của sự thuận tay (có thể đó là một sự kết hợp giữa di truyền và yếu tố môi trường). Một vài người khác lại tìm hiểu xem những người thuận tay trái có những suy nghĩ khác biệt hay không, các giáo viên và phụ huynh thì cố gắng uốn năn những trẻ thuận tay trái chuyển qua làm mọi việc bằng tay phải.


Nhiệm vụ của những đôi tay

Khi trẻ sẵn sàng học viết, chắc chắn sẽ cần đến sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các công cụ và tài liệu hỗ trợ. Viết được một chữ cái bằng chính đôi tay của trẻ còn có tác dụng gấp rất nhiều lần so với việc cho trẻ học bằng kí hiệu. Để có thể viết một cách có hiệu quả và năng suất cần đến rất nhiều yếu tố như lựa chọn bút vẽ, cách cầm nắm bút trên bàn tay và cách định vị cây bút trên tờ giấy, bên cạnh đó còn cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa sự mạnh cơ bắp, sự đồng nhất và kiểm soát cây bút trong bàn tay của trẻ.

Bố mẹ có thể tham khảo những gợi ý dưới đây để hỗ trợ con mình, cả thuận tay phải và tay trái phát triển các cơ theo cách tốt nhất và hoàn thiện kĩ năng viết

  • Quan sát cách mà trẻ cầm bút chì. Cách cầm bút chì đúng cách là nên được cầm hơi thả lỏng nhẹ tay, các ngón tay đặt đều lên thân bút và cách mặt giấy khoảng 1,5cm. Ngón tay trỏ để ở phía trên, ngón cái và ngón giữa cầm 2 bên, các ngón tay không chồng chèo lên nhau và lực đặt vào ngón tay cái, các bên của ngón giữa và đầu ngón trỏ. Ngón áp út và ngón út đặt thoải mái nằm kề ngón giữa. Trong quá trình quan sát trẻ cầm viết, bố mẹ có thể can thiệp để thay đổi kịp thời, tránh việc sau này xương trẻ ngày càng hoàn thiện sẽ khó uốn nắn. 
  • Quan sát tư thế ngồi học và sự chuyển động cơ học của cơ thể trẻ. Khi trẻ cầm một cây viết chì, đầu còn lại của cây viết phải nghiêng chỉa vào vai của trẻ. Cổ tay và những phần còn lại của cánh tay nằm gọn trên mặt bàn. Cánh tay của trẻ, từ ngón tay đến khuỷu tay phải nằm trên một đường thẳng, nối với cơ thể. 
  • Vị trí đặt giấy: Đối với trẻ thuận tay phải thì mép bên phải của tờ giấy phải nhích cao hơn và ngược lại đối với trẻ thuận tay trái, mép bên trái nhích cao hơn. Đặc biệt không nên để tờ giấy thẳng đứng tại một chỗ trên bàn. 
  • Cung cấp cho trẻ loại bàn ghế có kích cỡ trẻ em phù hợp với chiều cao của trẻ, kể cả bảng đen trên tường để trẻ viết. Bố mẹ cần đảm bảo rằng, chiều cao của bàn ghế có phép trẻ ngồi viết với một tư thế thoải mái tối đa, với hông và đầu gối vuông góc với nhau. Bảng đen phải được treo ở một độ cao ở trên độ cao khuỷu tay của trẻ. Đặc biệt, khi viết trên bảng, giáo viên cần chú ý không để những trẻ thuận tay trái đứng phía bên phải của trẻ thuận tay phải, chúng sẽ bị chạm khuỷu tay khi viết, bất tiện và khó chịu.- Giúp trẻ thư giãn: Khi bố mẹ hoặc giáo viên nhìn thấy trẻ nghiến chặt răng khi viết, cổ của trẻ có vẻ mỏi và căng thẳng làm trẻ tì trên giấy quá nhiều, bố mẹ nên cho trẻ nghỉ giải lao và khuyến khích trẻ bằng một món quà khích lệ. 
  • Kiểm tra lại vị trí của bút chì và cổ tay, cho trẻ tập luyện thêm xương ngón tay và các khớp tay như cho trẻ viết chữ lên cát, cho trẻ chơi sơn móng tay, móng chân bằng những loại nước sơn an toàn. Ngoài ra bố mẹ còn có thể cho trẻ tập luyện bàn tay với đất sét, các bức tranh tô màu với mức độ tối sáng tương phản khác nhau, đòi hỏi trẻ phải sử dụng sức mạnh các cơ ở tay mạnh nhẹ khác nhau. Đôi khi việc tô màu còn có thể giúp trẻ thư giãn cơ bắp và  chống mỏi sau khi viết trong một thời gian dài. 
Ngoài ra còn có thể mua cho trẻ nhiều loại bút vẽ khác nhau như bút chì, bút chì mỡ, bút chì màu, bút đánh dấu (có hình thù như hình tròn hoặc hình tam giác,…). Nhiều loại bút khác nhau sẽ cho trẻ cơ hội khám phá những cảm giác khác nhau khi cầm những cây viết có nhiều kích cỡ, hình dáng. Đặc biệt khuyến khích những tình huống trẻ gặp khó khăn trong việc cầm bút và dần dần chúng tập quen với điều đó để làm việc cầm bút dễ dàng hơn.Cung cấp thêm khuôn tô, biểu đồ, bảng chữ cái, các loại đồ chơi liên quan đến việc học chữ. Điều này hỗ trợ cho trẻ rất nhiều trong việc phát triển trí nhớ.

Những hoạt động chuyên biệt dành cho trẻ thuận tay phải và tay trái


Ông Eric Chudler, đại học Washington, có một trang web tên “Khoa học thần kinh trẻ em”. Nó bao gồm những trò chơi, câu đố, sự liên kết trong việc phát triển trí não và chức năng của chúng. Những đề xuất dưới đây được rút ra từ các tác phẩm của ông.

Mỗi hoạt động tương ứng với từng lứa tuổi được thể hiện bằng biểu đồ và đồ thị, thông qua khảo sát và có xác thực thông tin, có rất nhiều những bài đánh giá viết về những nguồn thông tin này. Cần khuyến khích trẻ tự ghi lại những thông tin này, nếu trẻ của bố mẹ đã có thể sử dụng Internet thì có thể cho trẻ tham khảo trên mạng hoặc tải dữ liệu về để đọc

  • Nên sử dụng tay trái hay tay phải? 
Thay vì yêu cầu trẻ phải sử dụng tay bên nào, bố mẹ nên thực hiện quá trình quan sát nhiều hơn là áp đặt. Chuẩn bị các loại đồ chơi để về 3 phía: trái, phải, ở giữa. Và quan sát xem trẻ sẽ chọn món đồ chơi ở phía bên nào. Bên cạnh đó, bố mẹ còn nên quan sát cách trẻ ném 1 trái bóng bằng tay, tô màu, chùi vết bẩn bằng tay hay đơn giản chỉ là xoay cái núm cửa
  • Nên sử dụng chân trái hay chân phải? 
Bố mẹ cũng nên thiết lập một hệ thống quan sát tương tự như hệ thống ở trên, cũng quan sát biểu đồ hoạt động của trẻ hằng ngày như khi đá một trái bóng, đi bộ lên cầu thang (Bước chân đầu tiên?) Thời gian trẻ dành cho mỗi bàn chân, nếu có món đồ trẻ muốn đạp, trẻ sẽ đạp bằng chân bên nào?
  • Nên sử dụng mắt trái hay mắt phải? 
Kiểm tra mắt thường xuyên cho trẻ, quan sát lúc trẻ nhìn qua kính lúp, nhìn qua ống giấy, lúc nháy mắt,…(phần mắt bên nào trẻ nháy dễ dàng hơn?) Bố mẹ cũng có thể thực hiện một thí nghiệm nhỏ, cắt một lỗ nhỏ cỡ đồng xu và yêu cầu trẻ giữ cái lỗ đó và nhìn qua để thấy bố mẹ, sau đó quan sát, bố mẹ sẽ thấy trẻ để lỗ nhỏ đó phía bên mắt thuận của trẻ. 

  • Nên sử dụng tai trái hay tai phải? 
Để kiểm tra trẻ thuận bên tai nào thì cần nhiều bước kiểm tra phức tạp hơn. Tai bên nào trẻ hay xòe khi muốn nghe bố mẹ nói nhỏ? Trẻ thường vểnh tai bên nào lên để nghe những âm thanh xung quanh? Trên đây đều là những kinh nghiệm quý báu dành cho bố mẹ. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo và giúp cho trẻ phát triển theo cách khoa học nhất



Việc thuận tay của trẻ có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển?


Việc thuận tay của trẻ có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển?


Việc thuận tay của trẻ có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển?

Việc thuận tay của trẻ có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển? (phần 2) - Viec thuan tay cua tre co anh huong nhu the nao den qua trinh phat trien? (phan 2)
(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)


Share This:

Thiết bị giáo dục Hà Vũ

Thiết bị giáo dục Hà Vũ là nhà nhập khẩu phân phối đồ chơi trẻ em chính hãng dành cho các bé tại TPHCM. Chúng tôi chuyên cung cấp các đồ chơi trẻ sơ sinh, đồ chơi cho bé trai, đồ chơi cho bé gái độ tuổi từ 0 - 6 tuổi. Độ tuổi mà trẻ cần tiếp xúc với mọi thứ bên ngoài để tăng khả năng và trí thông minh của trẻ. Chúng tôi cam kết cung cấp hàng chính hãng chất lượng nhất vì sự an toàn của bé.

No Comment to " Việc thuận tay của trẻ có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển? (phần 2) "

  • To add an Emoticons Show Icons
  • To add code Use [pre]code here[/pre]
  • To add an Image Use [img]IMAGE-URL-HERE[/img]
  • To add Youtube video just paste a video link like http://www.youtube.com/watch?v=0x_gnfpL3RM