Lợi ích của đồ chơi dành cho trẻ
Lợi ích của đồ chơi dành cho trẻ thể hiện ở những điểm nào?
* Cách chọn đồ chơi an toàn cho trẻ từ 0 - 6 tuổi / Cách chọn đồ chơi phù hợp cho béLấy một ví dụ điển hình nhất, đồ chơi xây dựng: chúng giúp trẻ có những khái niệm về cấu trúc hình học, toán, vật lý, cơ học và kỹ thuật,…và biến chúng thành niềm vui học tập dành cho trẻ. Trẻ được trải nghiệm nhiều thứ mới lạ hơn và từ đó phát triển khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của mình về thế giới xung quanh. Đồ chơi xây dựng giúp trẻ hình thành nên những khái niệm về hình học và toán học, đây là một trong những nền tảng vững chắc cho trẻ sau này
Đồ chơi dành cho trẻ không đơn thuần chỉ là những dụng cụ dùng để chơi mà chúng còn là một trong những yếu tố quyết định đến tương lai sau này của trẻ. Đồ chơi dạy cho các thiên thần nhỏ của bố mẹ biết về thế giới và hiểu rõ hơn về chính bản thân mình, giúp trẻ học được cách giao tiếp với xã hội và mọi người. Chính vì vậy, những bậc phụ huynh khôn ngoan sẽ lựa chọn những loại đồ chơi thích hợp để hỗ trợ trẻ phát triển theo cách khoa học nhất. Bố mẹ còn cần xem xét về số lượng đồ chơi trẻ được tiếp xúc hằng ngày. Hầu hết trong phòng của trẻ em hiện nay đều tràn ngập những món đồ chơi đa dạng, điều này thực sự là không tốt, bố mẹ nên quan sát và quyết định xem những món đồ chơi nào nên giữ lại, và những món nào thì nên cất bớt đi.
Tất nhiên, trẻ em thì rất thích đồ chơi. Nếu có ai nghi ngờ về điều này, hãy cứ dắt bất kì một đứa trẻ nào đó vào cửa hàng đồ chơi và xem chúng tìm ra những món đồ chơi mà chúng nằng nặc mua cho bằng được, như thể chúng không thể sống thiếu món đồ chơi đó được. Trên tất cả, thì mục đích cơ bản nhất của đồ chơi chính là đem lại niềm vui cho trẻ em. Và công việc của bố mẹ là lựa chọn những món đồ chơi như thế nào mà bên cạnh niềm vui, chúng còn đem lại cho trẻ sự hỗ trợ tốt trong việc phát triển các giác quan, châm ngòi cho trí tưởng tượng của trẻ bay xa và khuyến khích trẻ thường xuyên tương tác với người khác.
-Đồ chơi dành cho trẻ ở độ tuổi mầm non và trước khi tới trường: Đây là thời gian trẻ bắt đầu học chữ cái, con số và các kĩ năng ngôn ngữ khác. Có nhiều loại đồ chơi hỗ trợ cho quá trình học tập này, từ các chữ cái đơn giản đến những thiết bị điện tử công nghệ cao.
Những kiến thức dành cho độ tuổi này này có thể được cung cấp thông qua việc giáo viên hướng dẫn cho trẻ ở lớp, nhưng trẻ vẫn có thể tự bổ sung và ôn tập lại kiến thức cho mình thông qua các loại đồ chơi. Vừa học vừa chơi sẽ khiến trẻ có hứng khởi hơn và không cảm thấy nhàm chán. Và một khi trẻ đã tìm được món đồ chơi thích hợp nhất, khiến trẻ hứng thú nhất, trẻ sẽ dành tâm trí của mình để chơi với nó và khai thác tất cả các khía cạnh của món đồ chơi này.
- Trẻ học được nhiều điều hơn từ những món đồ chơi: Khi bố mẹ đưa cho trẻ những món đồ chơi và để trẻ chơi với mình, điều này sẽ mang lại một cơ hội để liên kết trẻ và bố mẹ, trẻ có thể vừa vui chơi và học hỏi cùng một lúc. Và việc làm cho giáo dục trở nên thú vị sẽ giúp trẻ giữ được những điều đã học lâu hơn trong đầu và phát triển thái độ tích cực đối với việc học tập kể từ bây giờ.
"Xem thêm những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ "
Điều gì là nên tránh để có được lợi ích của đồ chơi dành cho trẻ?
Chọn đồ chơi cần quan tâm đến lợi íchchúng mang lại trong dài hạn hơn là trong ngắn hạn
1. Trẻ em cần học được cách phát huy tính sáng tạo: Quá nhiều đồ chơi sẽ làm hạn chế tính sáng tạo ở trẻ. Hai nhà khoa học trẻ ở Đức (Strick và Schubert) đã tiến hành một thí nghiệm nhỏ trong một lớp mẫu giáo. Họ không cho trẻ tiếp xúc nhiều với đồ chơi trong 3 tháng. Giai đoạn đầu, trẻ có dấu hiệu của sự nhàm chán, nhưng về sau, trẻ bắt đầu sử dụng những đồ vật có sẵn và môi trường xung quanh để phát minh ra món đồ chơi dành cho mình và điều này đã giúp trẻ sử dụng khả năng sáng tạo của mình rất nhiều.
2. Trẻ em cần được dạy cách tập trung: Khi có quá nhiều đồ chơi được đưa vào cuộc sống của trẻ, khả năng tập trung của trẻ sẽ bắt đầu giảm sút. Điều này cũng hết sức dễ hiểu, làm thế nào mà trẻ có thể tập trung vào việc chơi với duy nhất 1 món đồ chơi, khi nào mình có quá nhiều sự lựa chọn thay thế xung quanh?
3. Trẻ em cần học được cách thiết lập các mối quan hệ xã hội tốt hơn: Trẻ chơi với ít đồ chơi sẽ có nhiều cơ hội tương tác và giao tiếp với mọi người xung quanh nhiều hơn. Họ còn tìm hiểu nhau thông qua món đồ chơi đó và thông qua cả cách mà học trò chuyện. Và các nghiên cứu chỉ rõ rằng, tình bạn từ thời thơ ấu sẽ phát triển bền vững hơn so với những mối quan hệ được tạo ra sau khi trẻ đã trưởng thành.
4. Trẻ em cần học được cách quan tâm đến đồ vật: Khi trẻ có quá nhiều đồ chơi, một cách rất tự nhiên, trẻ sẽ ít chăm sóc hay quan tâm nhiều đến chúng. Trẻ thậm chí sẽ không buồn tìm hiểu sâu đồ chơi khi mà luôn có một sự thay thế có sẵn trong tay. Nếu bố mẹ muốn thay đổi điều này, chỉ cần dọn bớt những món đồ chơi không cần thiết, trẻ tự khắc sẽ thay đổi.
5. Trẻ em cần học được cách làm thế nào để yêu thích việc học: Không có quá nhiều đồ chơi cho trẻ có thêm thời gian thể hiện sự yêu thích của mình dành cho sách vở, âm nhạc, màu sắc và những đồ vật xung quanh. Đây là một cấp bậc cao hơn của sự hiểu biết, nó sẽ giúp cho trẻ có cái nhìn và sự đánh giá cao hơn dành cho những điều tốt đẹp, cải thiện cảm xúc và sự giao tiếp của trẻ đối với nhưng người xung quanh.
6. Trẻ em cần học được cách trở nên tháo vát hơn: Trong giáo dục, trẻ không chỉ đưa ra câu trả lời cho các vấn đề mà chúng còn đưa ra được các công cụ hỗ trợ chúng giải quyết vấn đề đó. Trong giải trí và vui chơi, các nguyên tắc này cũng tương tự như vậy. Đồ chơi ít hơn sẽ giúp trẻ trở nên tháo vát hơn hẳn trong việc giải quyết các sự việc bằng các đồ vật mà chúng có sẵn, thậm chí là bằng tay. Kĩ năng này sẽ giảm sự lười biếng của trẻ sau này và hình thành thói quen chịu khó cho trẻ.
7. Trẻ em cần học được cách ít tranh giành với người khác: Điều này nghe có vẻ hơi ngược, vì nhiều bố mẹ tin rằng nhiều đồ chơi hơn thì trẻ sẽ không tranh nhau vì chúng có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, thực tế thì ngược lại. Tuy đồ chơi nhiều, nhưng những đứa trẻ thích chung 1 món vẫn sẽ tranh nhau, thậm chí là quyết liệt hơn, vì chúng nghĩ đứa còn lại nên lấy những món đồ chơi khác, chỉ cần không phải là món này. Mặc khác, nếu trẻ chỉ có 1 số lượng ít đồ chơi, tự chúng sẽ chia lãnh thổ của mình ra, như vậy sẽ ít dẫn đến tranh cãi hơn.
8. Trẻ em cần học được tính kiên trì: Trẻ có quá nhiều đồ chơi sẽ bỏ cuộc rất nhanh. Nếu chúng chỉ có 1 món đồ chơi mà chúng không thể tìm ra, bằng mọi cách chúng sẽ lục lọi tới khi thấy mới thôi. Ngược lại, nếu có nhiều đồ chơi, không thấy cái này, chúng sẽ lấy thứ khác để chơi. Điều này sẽ không rèn được tính kiên trì, nhẫn nại cho trẻ.
9. Trẻ học cần học được cách trở nên ít ích kỉ hơn: Một đứa trẻ có được nhiều thứ, chúng sẽ nghĩ chúng có thể có được tất cả những gì chúng muốn. Thái độ và suy nghĩ này sẽ có thể dẫn đến một lối sống không tốt sau này.
10. Trẻ em cần học được cách hòa mình với thiên nhiên: Trẻ em mà có quá đầy đủ đồ chơi sẽ lười ra ngoài mà chỉ dành thời gian chủ yếu ở trong nhà. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ sau này. Trẻ cần được vận động và hít thở không khí bên ngoài thì mới thực sự khỏe mạnh và hạnh phúc
Trẻ em cần được hướng dẫn chọn đồ chơi tại các cửa hàng đồ chơi một cách khôn ngoan nhất. Đừng để những món đồ chơi vốn dĩ có ích, lại phản tác dụng, làm tác động không tốt đến trẻ. Trẻ cần được khuyến khích sống vui vẻ, kết nối với mọi người và học tập theo cách mà trẻ thấy thích thú. Những điều này sẽ là những bước đầu tiên thành công, hỗ trợ trẻ sau này
No Comment to " Lợi ích của đồ chơi dành cho trẻ "