-->

Bài viết mới

Menu

Phát triển trí tuệ cho trẻ từ 4 - 7 tháng tuổi


Những biểu hiện cần lưu ý trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ từ 4 - 7 tháng tuổi


     Lúc trẻ được tròn 4 tháng tuổi, bố mẹ tự hỏi rằng liệu trẻ hiểu được những điều diễn ra xung quanh trẻ hằng ngày không? Phản ứng ngạc nhiên và tò mò này là hết sức dễ hiểu ở các bậc phụ huynh có con ở giai đoạn này. Sau này khi nghĩ lại, bố mẹ cũng sẽ nhận ra rằng ở trẻ lúc này cũng đã bắt đầu có những dấu hiệu thể hiện việc trẻ đang thoải mái hay khó chịu, giúp bố mẹ biết cách chăm sóc bé tốt hơn. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, ngay giây phút trẻ được sinh ra là trẻ đã bắt đầu học về thế giới xung quanh, mặc dù điều đó không quá rõ ràng và người thân của trẻ cũng khó mà nhận ra được. Càng lớn, khi mà trí nhớ và sự tập trung của trẻ tăng lên, bố mẹ sẽ bắt đầu nhận ra rằng trẻ không chỉ tiếp thu thông tin mà còn sử dụng thông tin đó vào các hoạt động của trẻ mỗi ngày.
     Trong giai đoạn này, một trong những khái niệm mà trẻ bắt đầu tiếp xúc đó chính là nguyên tắc nhân quả. Trẻ sẽ hình thành định nghĩa trong bộ não về nguyên tắc này vào lúc trẻ được khoảng 4 tháng – 5 tháng tuổi. Có thể là lúc trẻ dùng chân đá vào tấm nệm bên cạnh, trẻ lại thấy cái nôi lắc lư hoặc cũng có thể là lúc trẻ thấy được cứ mỗi lần trẻ tác động vào cái lục lạc, nó đều phát ra âm thanh. Khi trẻ đã hiểu rằng trẻ có thể tạo ra những phản ứng thú vị như vậy, trẻ sẽ tiếp tục thử nghiệm bằng nhiều cách khác nhau để làm cho sự việc xảy ra.


Những việc nên và không nên làm để phát triển trí tuệ cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi


     Bé yêu của bạn sẽ dần phát hiện ra nhiều thứ hơn, như chuông, ổ khóa,…cũng tạo ra những âm thanh rất thú vị khi di chuyển hoặc bị tác động. Khi trẻ đập 1 vật nào đó lên bàn hoặc để rơi trên sàn nhà, trẻ sẽ bắt đầu quan sát, lắng nghe 1 chuỗi các sự việc và bắt đầu có những biểu hiện phản ứng phù hợp với từng sự việc như làm mặt xấu, cười, rên rỉ hay những phản ứng khác nữa, tới khi nào bố mẹ cất đồ vật đó đi hoặc nếu bố mẹ thấy thú vị, có thể lặp lại sự việc đó thêm vài lần nữa. Không lâu sau, trẻ sẽ cố ý đưa những đồ vật đó cho bạn và có ý muốn quan sát bạn tạo ra tiếng động từ những đồ vật đó. Bố mẹ không nên khó chịu vì điều này vì đây là một trong những cách quan trọng giúp trẻ gián tiếp học được về nguyên nhân, kết quả và khả năng của bản thân trẻ đến việc tác động tới môi trường xung quanh.
     Điều quan trọng là bố mẹ dùng những đồ chơi phù hợp cho sự trải nghiệm của trẻ và khuyến khích trẻ đừng chỉ quan tâm tới âm thanh mà cũng nên chú ý vào nguyên nhân gây ra âm thanh đó. Hơn nữa, cần phải chắc chắn rằng những đồ chơi mà bố mẹ cung cấp cho trẻ không dễ bị rơi vỡ, có trọng lượng nhẹ và không quá nhỏ vì trẻ có thể nuốt phải chúng. Nếu bố mẹ đã hết đồ chơi dành cho trẻ hoặc trẻ đã hết hứng thú với những đồ chơi cũ, thì có thể thay thế bằng những chiếc thìa, muỗng bằng gỗ, ly nhựa,…Chúng có thể giúp trẻ giải trí vừa an toàn vừa ít tốn kém.
     Một điều lý thú khác nữa là vào lúc trẻ được 7 tháng tuổi thì những đồ chơi của trẻ vẫn sẽ tiếp tục được trẻ giữ bên mình trừ khi bố mẹ lấy chúng ra khỏi tầm nhìn của trẻ. Vào tháng đầu tiên của mình, trẻ luôn nghĩ rằng thế giới là tất cả những thứ trẻ nhìn thấy. Khi bố mẹ rời khỏi phòng, trẻ sẽ giả định rằng bố mẹ đã biến mất, tới khi bố mẹ vào lại phòng thì lúc này lại là những người hoàn toàn xa lạ đối với trẻ. Bằng nhiều cách, khi bố mẹ giấu đi đồ chơi của trẻ ở 1 nơi nào đó mà trẻ không nhìn thấy được thì trẻ sẽ cho rằng món đồ chơi đó đã mất và không bận tâm tìm kiếm chúng. Nhưng khi trẻ được khoảng 3 tháng – 4 tháng tuổi, thì trẻ sẽ bắt đầu nhận ra rằng thế giới rộng lớn hơn trẻ nghĩ và dần quen với khuôn mặt của bố mẹ, vì đó là khuôn mặt bắt đầu buổi sáng cùng với trẻ mỗi ngày. Những còn gấu bông trên sàn là đồ vật đã ngủ với trẻ hôm trước, và khi trẻ ngày càng lớn thì trẻ sẽ không chắc chắn về việc biến mất của các đồ vật nữa mà sẽ bắt đầu quan sát tới việc đi và về của bố mẹ, cũng như sự xuất hiện hay biến mất của đồ vật. Trong vài tháng tới nữa, trẻ sẽ hiểu rõ hơn về quy luật và cách mà sự việc xảy ra


Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam




Từ khóa: đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi – do choi phat trien tri tue cho tre tu 4 – 7 thang tuoi - đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 5 tháng, 6 tháng tuổi - do choi phat trien tri tue cho tre 5 thang, 6 thang tuoi

 (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)



Share This:

Thiết bị giáo dục Hà Vũ

Thiết bị giáo dục Hà Vũ là nhà nhập khẩu phân phối đồ chơi trẻ em chính hãng dành cho các bé tại TPHCM. Chúng tôi chuyên cung cấp các đồ chơi trẻ sơ sinh, đồ chơi cho bé trai, đồ chơi cho bé gái độ tuổi từ 0 - 6 tuổi. Độ tuổi mà trẻ cần tiếp xúc với mọi thứ bên ngoài để tăng khả năng và trí thông minh của trẻ. Chúng tôi cam kết cung cấp hàng chính hãng chất lượng nhất vì sự an toàn của bé.

No Comment to " Phát triển trí tuệ cho trẻ từ 4 - 7 tháng tuổi "

  • To add an Emoticons Show Icons
  • To add code Use [pre]code here[/pre]
  • To add an Image Use [img]IMAGE-URL-HERE[/img]
  • To add Youtube video just paste a video link like http://www.youtube.com/watch?v=0x_gnfpL3RM