Phát triển trí tuệ cho trẻ 2 tuổi
Những biểu hiện cần lưu ý trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ 2 tuổi
Bố mẹ khi hồi tưởng lại giai đoạn lúc trẻ mới chập chững biết đi sẽ nhận thấy được rằng đó chính là giai đoạn hấp dẫn nhất đối với trẻ khi trẻ được khám phá thế giới xung quanh thông qua việc chạm vào, tìm kiếm, lắng nghe và sáng tạo mọi việc. Lúc này, trẻ đã được 2 tuổi và quá trình học hỏi của trẻ cũng trở nên hoàn thiện hơn vào giai đoạn này. Khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển đáng kể và lúc này não trẻ bắt đầu tự hình thành các hình ảnh tương ứng với những đồ vật, hành động, khái niệm,…mà mọi người xung quanh hay nhắc đến. Trẻ còn có thể tự tìm ra câu trả lời cho nhiều thắc mắc của bản thân trong đầu mà không cần phải chạy đi hỏi bố mẹ. Trẻ thích tự mình trải qua và thử nghiệm thay vì sử dụng những đồ chơi nhàm chán và thực hiện những việc đã biết trước kết quả. Bước vào giai đoạn này, trẻ cũng bắt đầu hiểu được nhiều khái niệm và quy luật, ví dụ như trẻ hiểu được sau khi hoàn thành bữa ăn một cách ngoan ngoãn, trẻ sẽ được bố mẹ cho chơi đùa thỏa thích.
Trẻ bắt đầu có định hình về mối quan hệ giữa các đối tượng tương quan tồn tại xung quanh. Ví dụ như lúc này, nếu bạn cho trẻ chơi đồ chơi thả hình khối, trẻ sẽ có thể thả đúng đồ vật vào lỗ có hình dạng phù hợp một cách dễ dàng, hay trẻ cũng có thể chơi trò xếp hình cơ bản nhanh hơn và chính xác hơn. Sự tò mò về nguyên nhân và kết quả của trẻ cũng tăng cao, trẻ sẽ quan tâm với đồ chơi nhiều hơn, tìm nhiều cách để chơi với chúng hơn để thấy được nhiều kết quả khác nhau.
"Xem thêm những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ "
Những việc nên và không nên làm để phát triển trí tuệ cho trẻ 2 tuổi
Bố mẹ cũng có thể dễ dàng nhận thấy, các loại đồ chơi mà trẻ lựa chọn ngày phức tạp hơn. Đặc biệt đáng chú ý nhất là trẻ bắt đầu học cách liên kết, xâu chuỗi các sự việc lại với nhau để tự mình thấy được trình tự hợp lý nhất. Thay vì chơi ngẫu nhiên như đã từng chơi những món đồ chơi khác, đầu tiên trẻ đặt búp bê nằm xuống ngủ, sau đó lấy vải làm chăn để che chắn cho búp bê, tương tự như việc bố mẹ hay làm đối với trẻ. Hoặc trẻ cũng hay giả vờ cho búp bê ăn cơm, nhưng đã theo thứ tự lần lượt. Trong vài năm tới đây, trẻ sẽ bắt đầu chơi những loại đồ chơi đòi hỏi thời gian hơn, nhiều trình tự các bước phức tạp hơn, diễn ra ngày càng thường xuyên hơn và dường như trở thành thói quen của trẻ từ lúc trẻ thức dậy cho tới khi trẻ đi ngủ.
Nếu chúng ta tìm hiểu một cách chuyên sâu hơn về giới hạn trí tuệ của trẻ ở giai đoạn này, bố mẹ sẽ có thêm một thông tin hữu ích rằng ở độ tuổi này, trẻ sẽ có cảm giác mọi việc diễn ra trên thế giới xung quanh trẻ đều là do những việc mà trẻ làm. Với niềm tin như thế, sẽ rất khó khăn để trẻ hiểu được những khái niệm trừu tượng như chết, ly dị hay bệnh tật là không liên quan tới trẻ. Chính vì vậy, khi bố mẹ của trẻ ly thân hoặc có một thành viên trong gia đình bị ốm, trẻ sẽ thường cảm thấy bản thân mình có trách nhiệm.
Việc suy luận đối với một đứa trẻ 2 tuổi là điều rất khó, và thông thường thì trẻ luôn xem mọi việc diễn ra xung quanh đều rất đơn giản. Đôi khi trẻ còn nhầm lẫn giữa tưởng tượng và thực tế nếu trẻ không chủ động tạo ra và tham gia các trò chơi. Do vậy, trong giai đoạn này, bố mẹ cần phải quan tâm hơn tới lời nói của mình để không khiến trẻ hoang mang, ví dụ như nếu bố mẹ nói: “Nếu con còn tiếp tục ăn ngũ cốc, cái bụng của con sẽ nổ đó” – sẽ có thể khiến cho trẻ hoảng sợ và lo lắng bởi vì trẻ không biết được rằng bố mẹ đang nói đùa.
Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.
Từ khóa: phát triển trí tuệ cho trẻ 2 tuổi – phat trien tri tue cho tre 2 tuoi
(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)
No Comment to " Phát triển trí tuệ cho trẻ 2 tuổi "