Phát triển về thể chất của trẻ 2 tuổi
Những biến đổi của cơ thể bé trong quá trình phát triển về thể chất của trẻ 2 tuổi
Đối với những trẻ ở trong giai đoạn từ 2 – 3 tuổi thì tốc độ phát triển của bé diễn ra chậm hơn, tuy nhiên đồng thời lúc này quá trình biến đổi về thể chất của bé vẫn đang tiếp tục diễn ra cho tới khi bé lớn lên. Trong giai đoạn này, tỉ lệ cơ thể của bé sẽ có những thay đổi hết sức rõ rệt. Khi mới ra đời, bé của bạn sẽ có 1 cái đầu to hơn hẳn so với những bộ phận khác như tay chân ngắn ngũn của bé; tuy nhiên, bước vào giai đoạn này, đầu của bé sẽ phát triển chậm lại từ khoảng 2cm trong 2 năm đầu tới 2 -3 cm trong 10 năm tiếp theo. Đồng thời, chiều cao của bé cũng sẽ phát triển theo, mà phần lớn là nhờ vào việc chân của bé ngày một dài hơn. Và đến một giai đoạn nào đó, tất cả các bộ phần còn lại của bé cũng sẽ được phát triển một cách đều đặn.
Sự mũm mĩm dễ thương của bé trong những ngày đầu cũng sẽ dần mất đi khi bé bước vào độ tuổi mầm non. Nếu bé phát triển đều đặn thì tỉ lệ chất béo trong cơ thể của bé sẽ giảm còn một nửa khi bé 5 tuổi. Đặc biệt, tay và đùi của bé sẽ trở nên thanh mảnh hơn và khuôn mặt của bé sẽ không còn tròn trịa như trước nữa. Thậm chí là phần mỡ dưới chân cũng sẽ biến mất.
Đến cả dáng người của bé trong thời gian này cũng sẽ thay đổi. Việc hình thành dáng người béo, lùn hay trông giống như một đứa trẻ của bé một phần là do cách tạo dáng của bé. Đặc biệt là bé có thói quen hay ưỡng phần bụng của bé ra phía trước làm phần lưng bị cong. Nhưng bố mẹ đừng quá lo lắng, tới khi các cơ (cơ tay và cơ chân) của bé được hoàn thiện và tư thế của bé trở nên cứng cáp thì bé của bạn sẽ phát triển một cách gãy gọn và mạnh mẽ hơn.
Mặc dù quá trình phát triển của bé diễn ra ngày càng chậm hơn nhưng bé vẫn sẽ phát triển rất đều đặn. Những bé trong độ tuổi học mầm non trung bình sẽ cao thêm 6cm/năm và nặng thêm khoảng 2kg/năm. Bố mẹ nên đánh dấu lại chiều cao và cân nặng của bé trên một biểu đồ để có thể dễ dàng so sánh được tốc độ phát triển cơ thể của bé. Trong quá trình theo dõi sự phát triển của bé, nếu như bố mẹ nhận thấy có bất kỳ sự khác biệt nào quá rõ rệt thì nên hỏi ý kiến các bác sĩ nhi khoa. Các bác sĩ sẽ cho bố mẹ biết rõ rằng không nên quá lo lắng về chuyện đó vì có nhiều trẻ sẽ không thể phát triển nhanh chóng như các bạn cùng tuổi được.
Những điều đáng lưu ý trong quá trình trình phát triển về thể chất của trẻ 2 tuổi
Đối với vài trường hợp khá hiếm, thì sự dừng tăng trưởng của những trẻ ở độ tuổi này là một dấu hiệu đáng báo động cho một vài vấn đề khá nghiêm trọng, có thể là các vấn đề liên quan đến sức khỏe như bệnh gan, bệnh thận hay thậm chí là chứng nhiễm trùng định kì ở trẻ. Trong những trường hợp hiếm gặp này thì việc tăng trưởng chậm của bé có thể là do sự rối loạn của các tuyến nội tiết tố hoặc cũng có thể là do biến chứng đường tiêu hóa từ một số bệnh mãn tính. Bác sĩ nhi khoa của bé nên lưu ý tới cả những trường hợp đặc biệt này khi khám cho bé .
Khi trẻ lên 2, bố mẹ đừng quá ngạc nhiên nếu bé ăn ít hơn bố mẹ kì vọng. Bởi vì lúc này, bé phát triển một cách chậm rãi hơn nên bé sẽ cần 1lượng ca-lo ít hơn trước . Bố mẹ cũng đừng quá lo lắng vì mặc dù bé ăn ít đi nhưng bé vẫn có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nếu bố mẹ cho bé ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm mỗi ngày. Đặc biệt khuyến khích bố mẹ cho bé ăn các đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe và bắt đầu tạo cho bé thói quen ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên nếu bé có biểu hiện quá yêu thích việc ăn uống và có biểu hiện muốn tăng cân nhanh thì bố mẹ nên nói chuyện ngay với bác sĩ nhi khoa để tìm cách kiểm soát lại cân nặng của bé. Việc ăn quá nhiều từ khi còn nhỏ sẽ tác động tới nguy cơ béo phì của bé sau này, vì vậy, việc quản lý cân nặng của bé trong bất kì giai đoạn nào cũng vô cùng quan trọng.
Keyword: phát triển về thể chất của trẻ 2 tuổi – phat trien ve the chat cua tre 2 tuoi
(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)
No Comment to " Phát triển về thể chất của trẻ 2 tuổi "