Những loại thực phẩm “đe dọa” bé
Bé yêu của bạn đã đến tuổi ăn dặm. Nhưng càng háo hức được đưa bé đến với thế giới ẩm thực phong phú bao nhiêu, bạn càng phải cẩn thận bấy nhiêu.
Trái cây ép
Dừng lại nếu bạn muốn cho bé dưới 6 tháng tuổi uống nước trái cây. Tại sao ư? Nước ép chứa nhiều đường và mất đi nhiều chất dinh dưỡng khác (chỉ có trong trái cây nguyên vẹn). Mặc dù trái cây họ chanh như cam, quýt, bưởi... dồi dào vitamin C nhưng cũng chứa nhiều acid gây khó chịu cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé.
Hải sản có vỏ
Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc... là thực phẩm dễ gây dị ứng, vì vậy, các bác sĩ đặc biệt khuyên bạn chỉ nên cho bé ăn sau năm đầu đời. Trước khi cho bé ăn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không.
Trứng
Đây là món ăn dễ làm và dễ ăn nhất. Trứng chứa nguồn protein, vitamin D và chất khoáng dồi dào. Thế nhưng, theo các bác sĩ nhi khoa, trứng được xếp vào danh sách những món ăn dễ gây dị ứng. Nếu muốn, bạn chỉ có thể cho bé ăn lòng đỏ trứng khi bé đã trên 7 tháng tuổi.
Mật ong
Dùng mật ong trong năm đầu tiên có thể khiến bé gặp rắc rối. Mật ong chứa lượng đường rất lớn và chứa bào tử của Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê. Vì vậy, dù bác sĩ cho phép bé sử dụng mật ong từ lúc 8 tháng tuổi nhưng bạn nên đợi đến khi bé hơn 1 tuổi hãy cho bé dùng nhé!
Dâu
Những trái dâu ngọt ngào, giàu vitamin nên được thêm vào thực đơn của gia đình, nhưng không phải của bé. Dâu không chỉ chứa nhiều acid ảnh hưởng rất lớn đến bao tử bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi sảy...
Sữa hộp
Khi bé lớn hơn một chút thì sữa hộp rất tốt cho sự phát triển cơ thể. Nhưng bé dưới 1 tuổi nên tránh xa chúng bởi nhiều lý do: bé chưa đủ khả năng để tiêu hóa sữa hộp và lượng protein, chất khoáng trong sữa gây ảnh hưởng đến thận, bảo tử và ruột bé. Kể cả khi bé lên 1 cũng chỉ được uống sữa hộp trong mức vừa phải. Và đừng quên phải kiểm tra xem bé yêu có bị dị ứng với nó không đấy nhé!
Khoai tây chống cảm cúm cho bé khi giao mùa
Việc sử dụng thực phẩm một cách khoa học cũng có tác dụng giúp phòng chống cảm cúm trong mùa lạnh cho trẻ nhỏ.
Thực phẩm chứa protein
Protein là chất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch. Chính vì vậy, cần phải đảm bảo cơ thể trẻ luôn được cung cấp đầy đủ protein. Các chuyên gia khuyên rằng người lớn nên bổ sung những thực phẩm như trứng, cá, sữa, thịt nạc vào thực đơn hàng ngày của trẻ.
Trong protein thực vật chứa nhiều chất giúp cải thiện hệ miễn dịch và hoạt chất có tính kháng các loại virus. Người lớn có thể cho con uống sữa đậu nành mỗi ngày. Tuy nhiên, việc lựa chọn sữa và cách sử dụng cũng cần phải có những lưu ý để trẻ được uống sữa một cách khoa học nhất.
Mặc dù ăn thực phẩm chứa đạm là tốt nhưng cũng không nên ăn quá nhiều mà bỏ qua những loại chất khác. Tốt nhất, cha mẹ hãy kết hợp song song cùng với các chất khác nhau để tạo tính cân bằng và hỗ trợ. Điều này sẽ giúp trẻ hấp thụ được đủ chất dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch trong thời tiết lạnh.
Khoai tây
Khoai tây chứa nhiều vitamin C, B1, kali, chất xơ... Các loại khoai khác như khoai lang, khoai môn cũng chứa nhiều hợp chất tương tự giúp thúc đẩy hệ miễn dịch. Các mẹ có thể dùng khoai tây để chế biến nhiều món ăn khác nhau nhằm thay đổi khẩu vị cho trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé ăn các loại ngũ cốc màu đen như đậu đen, đậu đỏ cũng rất có lợi cho sức khỏe của bé.
Các loại rau giúp tăng vitamin A
Các chuyên gia nói rằng các loại rau màu cam thì giàu carotenoid và vitamin A. Vitamin A vốn hỗ trợ các tế bào biểu mô của trẻ và tăng cường khả năng chống lại virus cảm cúm. Ăn nhiều những loại thực phẩm này khiến quá trình trao đổi chất sẽ thuận lợi hơn.
Các loại rau xanh như cải xanh, cải xoăn, măng tây, rau bina... đặc biệt giàu axit folic, đây là yếu tố cần thiết để tổng hợp các chất miễn dịch và một lượng lớn chất flavonoid, vitamin C. Những loại rau này có thể để thúc đẩy sự tổng hợp của interferon và các chất kháng virus khác cũng như một số chỉ tiêu miễn dịch cao.
Trái cây bổ sung vitamin
Trái cây giúp bổ sung nhiều loại vitamin khác nhau và tăng cường hệ miễn dịch vô cùng hiệu quả. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên chọn những loại trái cây giàu vitamin C và anthocyanins, chẳng hạn như chuối, cam, kiwi, dâu tây...
Vitamin C có tác dụng chống nhiễm cảm, rèn luyện khí. Ngoài ra, nó còn giúp kháng thể, nâng cao khả năng miễn dịch, đẩy chất độc hại ra khỏi tế bào bạch cầu, khôi phục tế bào bị phá vỡ. Khi cảm cúm hay sốt, nồng độ vitamin C của tế bào bạch cầu có thể giảm thấp, cho nên cần chú ý bổ sung các thực phẩm chứa vitamin C.
Nấm cải thiện khả năng miễn dịch
Nấm chứa polysaccharides có hiệu quả trong việc cải thiện hệ miễn dịch. Bạn có thể dùng nấm để chế biến soup hoặc làm các món mà trẻ thích ăn.
Hải sản giúp bổ sung kẽm
Trong các nguyên tố vi lượng , kẽm và chức năng miễn dịch có mối liên quan chặt chẽ. Kẽm có thể tăng cường mọi hoạt động thực bào của các tế bào, và do đó nó đóng vai trò hiệu quả trong việc diệt khuẩn.
Share This:
-
PrevoiusCho bé ăn dặm khoai lang
-
NextGiảm muối ở thực đơn của trẻ
Social Links: